Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhờ hơn 1.700 tỷ đồng lãi gửi ngân hàng, ACV thoát lỗ nửa đầu năm

Do ảnh hưởng từ 2 đợt bùng phát gần nhất của dịch Covid-19, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiếp tục ghi nhận sụt giảm lượng khách và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm.

Sáng 27/7, ACV tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 theo phương thức trực tuyến sau khi cổ phiếu của doanh nghiệp bị tạm ngừng giao dịch trên UPCoM ba phiên (22/7 – 26/7) do đã không công bố thông tin họp ĐHĐCĐ thường niên trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trước đó công ty này đã nhiều lần xin hoãn, lùi lịch tổ chức họp.

Tại đại hội, ông Vũ Thế Phiệt - Tổng giám đốc ACV - cho biết năm 2020 do tác động của dịch Covid-19, ngành hàng không chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nhiều cảng hàng không trên thế giới rơi vào cảnh khó khăn, phá sản.

Lượng khách giảm kéo lợi nhuận xuống

Không nằm ngoài xu thế, sản lượng vận chuyển toàn mạng của ACV giảm 44% xuống 65 triệu người, thực hiện 94% kế hoạch năm. Lượng khách quốc tế giảm 82% về mức 7,4 triệu người, thực hiện 54% kế hoạch. Lượng khách nội địa 57,8 triệu người, giảm 22% so với năm 2019 và vượt 4% kế hoạch năm.

Do lượng khách giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2020 ACV chỉ ghi nhận 10.159 tỷ đồng tổng doanh thu và 1.642 tỷ đồng lãi sau thuế, tương đương 49% và 20% thực hiện năm 2019. Lãi sau thuế giảm ít hơn doanh thu nhờ các giải pháp tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành.

Covid-19 tiếp tục làm khó ACV
Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của ACV nửa đầu các năm 2019 - 2021
NhãnNửa đầu 2019Nửa đầu 2020Nửa đầu 2021
Doanh thu thuần Tỷ đồng 890846804519
Lợi nhuận trước thuế
456115691228

Theo ông Phiệt, trong quý II doanh thu của ACV không bao gồm khu bay đạt 1.239 tỷ đồng, tính cả doanh thu khu bay là 1.333 tỷ. Lợi nhuận trước thuế của ACV đạt 405 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 173 tỷ. Tổng giám đốc ACV chia sẻ quý II năm nay có tháng 4 và 5 là thời điểm dịch bệnh ít ảnh hưởng, trước cao điểm 30/4 và 1/5 doanh nghiệp ghi nhận sản lượng tăng cao.

Lũy kế 6 tháng, ACV ghi nhận sản lượng khách 26,6 triệu lượt, giảm 21% so với cùng kỳ 2020. Doanh thu nửa đầu năm của doanh nghiệp đạt 4.519 tỷ đồng, trong đó doanh thu tài chính là 1.749 tỷ. Lợi nhuận trước thuế được ACV ghi nhận là 1.228 tỷ đồng, giảm 38,3% so với cùng kỳ 2020.

Trong đó, lợi nhuận trước thuế không bao gồm lợi nhuận tài chính của ACV âm khoảng 400 tỷ đồng, đồng nghĩa nếu không có lãi tiền mặt gửi ngân hàng, doanh nghiệp sẽ ghi nhận lỗ trước thuế.

Về phương án phân phối lợi nhuận, ACV chỉ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động, trích quỹ thưởng của người quản lý, và sẽ không chia cổ tức năm 2020. Đây là năm thứ 2 liên tiếp ACV không chia cổ tức.

ACV lên kế hoạch năm 2021 đạt tổng doanh thu 10,654 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 2,359 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 18% so với thực hiện năm 2020. Kế hoạch này được lập ra dựa trên giả định dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào tháng 8/2021.

Trong năm nay, ACV dự kiến giải ngân gần 5,000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, đáng chú ý nhất là đầu tư xây dựng Nhà ga T3 – CHKQT Tân Sơn Nhất; mở rộng Nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ - CHKQT Nội Bài; Nhà ga T2 - CHKQT Phú Bài; Nhà ga hàng hóa CHKQT Đà Nẵng; CHKQT Long Thành (giai đoạn 1); Đầu tư xây dựng CHK Điện Biên.

Có thể vay tới 6 tỷ USD

Cũng theo ông Phiệt, dự án siêu sân bay Long Thành có tổng đầu tư khoảng 99.000 tỷ đồng và ACV sẽ chuẩn bị nguồn tiền 36.000 tỷ đồng vốn tự có, số tiền còn lại huy động từ các tổ chức tài chính. ACV đã làm việc với các tổ chức tài chính và hạn mức vay có thể đạt 6 tỷ USD (138.000 tỷ đồng). Riêng Vietcombank cam kết cho ACV vay khoảng 2,5 tỷ USD cho các dự án và riêng dự án sân bay Long Thành là khoảng 1,5 - 2 tỷ USD. ACV sẽ đàm phán với các tổ chức để vay bằng USD do có nguồn thu ngoại tệ, lãi suất không vượt báo cáo khả thi khoảng 5%.

Lãnh đạo ACV cho biết đã có số tiền tích lũy cho giai đoạn đầu, giải ngân nhiều nhất vào 2023 - 2024 nên thời điểm phải vay thêm sẽ vào khoảng cuối 2022. ACV đã chọn được nhà thầu tư vấn, kỹ thuật, tiếp theo sẽ làm tổng dự toán các hạng mục, đặc biệt là nhà ga để tiến hành vay.

doanh thu acv 2021 anh 1

ACV đã làm việc với các tổ chức tài chính và hạn mức vay có thể đạt 6 tỷ USD để có nguồn vốn thực hiện các dự án trong giai đoạn tới, bao gồm siêu sân bay Long Thành. Ảnh: ACV.

Một điểm nữa là ngày 19/7 Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã quyết định ủng hộ ACV giữ lại lợi nhuận để đầu tư. Điều này sẽ giúp ACV hạn chế khoản tiền phải vay thêm để đầu tư.

Bên cạnh đó, ông Phiệt đánh giá điểm sáng là rất nhiều vướng mắc thể chế quan trọng của ACV đã được xem xét giải quyết trong năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2007 giao ACV quản lý khai thác khu bay, giai đoạn đầu không hình thành vốn Nhà nước và sau đó dần dần định giá để đưa vào phần vốn ACV.

Tiếp đến là Nghị định 05/2021/NĐ-CP ngày 5/1 đảm bảo quyền và trách nhiệm doanh nghiệp cảng trong đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng tại cảng hàng không. Nhờ Nghị định này, ACV đã có quyền đầu tư tại các cảng hàng không, nếu ACV không đủ khả năng làm thì mới kêu gọi nhà đầu tư khác.

Tổng giám đốc ACV nhấn mạnh đây là những tháo gỡ về mặt thể chế rất có ý nghĩa với tổng công ty, các vướng mắc này đều gây ra nhiều tranh cãi kể từ cổ phần hóa.

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng chia sẻ báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán của ACV vẫn còn ý kiến kiểm toán liên quan đến tài sản khu bay sau cổ phần hóa. Chính phủ đã ban hành Quyết định 2007 giao ACV quản lý khai thác tài sản khu bay và doanh nghiệp đang làm việc với Bộ Giao thông Vận tải trong việc phân định rõ phần tài sản này để quyết toán cổ phần hóa thì mới đủ điều kiện niêm yết trên sàn HoSE.

Theo Quyết định 2007, doanh thu và chi phí tài sản khu bay đưa vào BCTC, nhưng lợi nhuận được tách ra nộp vào ngân sách nhà nước. Trong quá trình triển khai Quyết định 2007, Bộ Giao thông Vận tải chưa ban hành quyết định bàn giao nên chưa đưa vào BCTC quý II và kỳ vọng đến BCTC quý III có thể thể hiện.

Trước đó Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về phương án chia cổ tức, phân phối lợi nhuận sau thuế các năm 2019, 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 của ACV.

Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý với chủ trương sử dụng lợi nhuận sau thuế của ACV để đầu tư tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Việc tăng vốn sẽ nhằm tạo điều kiện cho ACV có thêm nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia đã được Nhà nước giao.

Những dự án này có thể kể đến như sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, hay mở rộng, nâng cấp và xây mới nhiều sân bay khắp các tỉnh thành. Đây sẽ là sự bổ sung nguồn lực cho ACV trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

ACV được xem xét giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ

Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) các giai đoạn 2019 - 2025 có thể được giữ lại để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn thực hiện các dự án quan trọng.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm