Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ

Được tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Đại sứ Lê Văn Bàng bồi hồi nhớ lại chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư đến Mỹ năm 2015, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước.

Ông Lê Văn Bàng nguyên là Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ, nhiệm kỳ 1997-2001. Năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Mỹ theo lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Lúc đó Đại sứ Lê Văn Bàng được mời đến góp ý xem Tổng bí thư nên thực hiện những hoạt động gì ở Mỹ. Là người am hiểu sâu về quan hệ Việt - Mỹ, Đại sứ Lê Văn Bàng góp ý rằng Việt Nam nên nâng cao quan hệ kinh tế với Mỹ, còn những vấn đề khác họ cũng sẽ hiểu.

Nguyen Phu Trong anh 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng. Ảnh: TTXVN.

Chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ năm đó trở thành chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử đối với quan hệ hai nước, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp và hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng. Đó lần đầu tiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một chức danh không có tương đương trong hệ thống quản trị của Mỹ, thăm chính thức Mỹ, một quốc gia vốn là cựu thù, có hệ thống chính trị khác biệt. Tổng thống Obama, lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội Mỹ đã đón Tổng bí thư với nghi thức rất cao, rất trọng thị, với một chương trình làm việc rất phong phú và thực chất.

Chuyến thăm diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, là dịp để hai bên xác định tầm nhìn, định hướng phát triển quan hệ giữa hai nước trong chặng đường tiếp theo. Hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước từng là kẻ thù và hiện có chế độ chính trị khác nhau đã gặp gỡ, trao đổi với nhau và họp báo ngay tại Phòng Bầu dục. Cuộc hội đàm ban đầu dự kiến trong khoảng 45-60 phút, thực tế diễn ra đến 95 phút.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama trao đổi thẳng thắn, cởi mở, xây dựng và tích cực về nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, kể cả những vấn đề mà hai bên còn khác biệt, những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, thể hiện sự chia sẻ và giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Chuyến thăm nói lên rằng hai quốc gia có chế độ chính trị khác nhau vẫn có thể vượt qua khác biệt, hiểu biết và chấp nhận nhau, hợp tác với nhau vì lợi ích chung. Việc Mỹ mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức đã thể hiện sự tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người thầy đáng kính

Đại sứ Lê Văn Bàng cho biết, nhiều năm trước đó, khi ông mới làm Đại sứ ở Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (lúc đó chưa đảm nhiệm vị trí Tổng bí thư) đã hỏi Đại sứ và các cán bộ ngoại giao khác về vấn đề hội nhập quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các nước.

“Tôi nhớ rất rõ buổi hôm đó tôi có đứng lên phát biểu. Tôi nói rằng hội nhập quốc tế cũng như con suối chảy ra sông, sông ra biển lớn. Vậy chúng ta cũng như vậy, phải bắt đầu từ con suối chảy ra sông, sông ra biển. Nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ biết biển lớn”, ông kể.

Đại sứ Lê Văn Bàng nói rằng ông rất nhớ ý kiến mà ông đã nêu từ hơn 20 năm trước, Tổng bí thư cũng đồng ý như vậy và vui mừng khi thấy Việt Nam đang hội nhập thành công. Sau này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục theo dõi và tăng cường chỉ đạo về quan hệ Việt-Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hai nước có thêm một dấu mốc quan trọng nữa. Đó là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden sang Việt Nam năm 2023, khi hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Đại sứ khẳng định, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện rất có lợi cho hai nước, cho nhân dân Việt Nam và Mỹ. “Dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không trưởng thành từ ngành ngoại giao, nhưng chúng tôi coi Tổng bí thư như một người thầy, người mà chúng tôi rất kính trọng và học tập”, Đại sứ Lê Văn Bàng nói.

Hội đàm tại Nhà Trắng tháng 7/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở, xây dựng và tích cực về nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, kể cả những vấn đề mà hai bên còn có sự khác biệt, những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, thể hiện chia sẻ và giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Với những nội dung thiết thực được bàn thảo về tầm nhìn quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai, đã có một số ý kiến đánh giá đây là cuộc hội đàm cho tương lai.

Những câu nói đi vào lòng dân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Trong cuộc đời sự nghiệp của mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều câu nói thấm thía về công cuộc xây dựng đất nước, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suy nghĩ các chính trị gia thế giới

Trong suy nghĩ của các chính trị gia thế giới, hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đậm nét bởi sự giản dị, khiêm tốn, nhân cách cao đẹp và khả năng lãnh đạo sáng suốt.

Kiều bào nhớ về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư là một tấm gương mẫu mực về nhân cách, một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, quan tâm đến dân và vì dân, một công dân cống hiến hết lòng vì đất nước, đồng thời là một con người rất nhân văn.

Lãnh đạo các nước bày tỏ khâm phục Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn.

https://tienphong.vn/nho-chuyen-tham-lich-su-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-den-my-post1656861.tpo

Thu Loan/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm