Khi Gmail ra mắt qua một thông cáo báo chí cách đây 20 năm trước, nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò bịp. Lúc đó, dịch vụ email của Google hứa hẹn sẽ cung cấp dung lượng lưu trữ khổng lồ 1 GB - một con số quá lớn trong một thời đại mà hòm thư email chỉ chứa tối đa 15 MB.
Không chỉ vậy, tập đoàn cũng tuyên bố Gmail sẽ hoàn toàn miễn phí, trong khi rất nhiều dịch vụ hộp thư thời điểm đó đều yêu cầu trả tiền. Gmail còn được trình làng vào ngày Cá tháng Tư, càng chứng minh đây chỉ là một trò đùa.
Nhưng rất nhanh sau đó, lời mời tham gia bản beta của Gmail bắt đầu xuất hiện và trở thành điều mà bất cứ ai đam mê công nghệ thời đó cũng thử qua. Gmail mô phỏng lại hình ảnh của một hòm thư thật và dần trở thành một phần không thể thiếu xác định danh tính một người trên Internet. Dịch vụ này hiện có khoảng 1,2 tỷ người dùng - tức là khoảng 1/7 dân số toàn cầu. Ngày nay, Gmail là điều kiện cần nếu bạn muốn truy cập bất cứ đâu trên mạng.
Nhưng sau 20 năm tuổi đời, hộp thư đến của Gmail dường như đi vào quên lãng. Các ứng dụng nhắn tin như Messenger, Zalo hay những nền tảng giữ liên lạc chốn văn phòng như Slack thống trị cách con người giao tiếp trên Internet. Câu hỏi đặt ra là liệu trong 20 năm nữa, Gmail có còn là phần không thể thiếu trong cuộc sống không? Hay nó và email sẽ trở thành một huyền thoại đã chết?
Tại sao Gmail không thay đổi suốt 20 năm?
Điều mà mọi người nhớ nhất khi nhắc đến Gmail vào thời điểm ra mắt là dung lượng miễn phí. Nhưng với Google, đó lại là tìm kiếm.
"Nếu nói về giá trị mà Gmail mang đến cho chúng tôi khi vừa mới công bố, đó là khả năng tìm kiếm nhanh như chớp", Ilya Brown, Phó chủ tịch Gmail của Google, cho biết. Lúc ấy, mọi người đã mệt mỏi với việc quản lý email. Thư rác ở khắp mọi nơi và dung lượng lưu trữ hộp thư đến rất nhỏ. Người dùng phải liên tục xóa email cũ để nhường chỗ cho những email mới. Do đó, giới hạn lưu trữ khổng lồ của Gmail đã giải quyết điều đó.
Nhưng giải pháp của Gmail cũng đưa ra một vấn đề mới - có quá nhiều email được gửi đến mỗi ngày. Đó là chính là lúc sức mạnh tìm kiếm của Google được “dụng võ”. Nếu bạn không bao giờ xóa email, tính năng tìm kiếm nhanh chóng và chính xác là điều bắt buộc.
Giao diện Gmail ngày ấy (trước) và bây giờ (sau). Ảnh: The Verge. |
Suốt 20 năm, Google đã liên tục tinh chỉnh Gmail. Năm 2008, Google đã giới thiệu các chủ đề (theme). Đây là yếu tố khiến hộp thư đến của Gmail trở nên khác biệt so với đối thủ. Sau đó, họ cung cấp 15 GB dung lượng miễn phí. Tiếp đến, Gmail tiến tới giao diện thiết bị di động vào giữa những năm 2000. Kể từ đó, Google đã thực hiện những thay đổi nhỏ như thêm nút ưu tiên email, trả lời thông minh, thẻ tóm tắt và hủy đăng ký email.
Song, sau tất cả, Gmail vẫn không khác nhiều so với trước kia. Bởi khi mới ra mắt, Google có thể tự do tùy biến dịch vụ email theo ý thích của mình. Nhưng khi đã có chỗ đứng sau vài thập kỷ phát triển, họ cần cẩn thận để không làm gián đoạn dịch vụ email phổ biến nhất trên thế giới.
"Những gì chúng tôi quan tâm là xây dựng những thứ người dùng cần", Maria Fernandez Guajardo, giám đốc cấp cao và giám đốc sản phẩm của Gmail, cho biết. Một nền tảng đi đầu như Gmail sẽ phải đi kèm với những kỳ vọng lớn. Tuy Google muốn thử nghiệm, họ phải rất cẩn trọng khi tung ra bất kỳ tính năng mới nào.
Đây có thể là lý do khiến Google thực hiện rất ít thay đổi lớn cho Gmail trong những năm qua. Ngay cả khi các phương thức liên lạc trực tuyến đã thay đổi chóng mặt như tin nhắn riêng tư, nhóm chat…, chúng vẫn không bao giờ xảy ra với Gmail. Email vẫn có vị trí của nó, nhưng không còn chi phối cách con người giao tiếp nữa.
Gmail trở thành 'hộ chiếu Internet'
Nếu có đủ dung lượng lưu trữ, không bao giờ phải xóa bất cứ thứ gì, bạn có thể giữ một bản ghi vĩnh viễn về cuộc sống của mình. Từ đơn hàng, biên lai, lịch sử di chuyển, đến tin nhắn từ những người thân, ảnh, lịch hẹn, tài liệu, bạn chỉ cần gắn nhãn, lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm chúng sau này.
Đăng ký tài khoản bất kỳ trang web nào, bạn đều cần có gmail. Ảnh: The Guardian. |
Hiện nay, hầu hết thông tin này đều được lưu trữ qua văn bản hoặc tin nhắn riêng tư, nhưng tuổi thọ của chúng không cao. Bạn sẽ khó tìm lại chúng trong lịch sử tin nhắn, trong khi hộp thư đến Gmail lại rất dễ dàng.
Slack yêu cầu trả tiền nếu bạn muốn truy cập các tin nhắn cũ hơn. Còn nếu muốn tìm tin nhắn trên Instagram hay TikTok, bạn phải lướt lên liên tục, rất mất thời gian. Vẫn chưa ứng dụng nào có thể đánh bại khả năng lưu trữ của Gmail, The Verge nhận định.
Khi Gmail dần quá chậm cho nhu cầu liên lạc hàng ngày, email đã trở thành kênh liên lạc “chuyên nghiệp” để bạn có thể tìm kiếm, lưu trữ lâu dài. "Chúng tôi nhận ra rằng Gmail gần như danh tính của một người. Nó khá giống một hình đại diện cho bạn ở thế giới thực", Brown nói.
Quả thật, Gmail giống như một chiếc hộ chiếu trên Internet. Mỗi khi khi nào bạn tạo tài khoản mới cho một trang web bất kỳ, tài khoản đó sẽ được liên kết với Gmail.
Gmail là tấm vé đi đến đến tất cả ứng dụng từ chăm sóc sức khỏe, thuế, tài khoản ngân hàng… Nếu có tài khoản nào bị khóa, bạn sẽ truy cập Gmail của mình để đăng nhập lại. Bạn có thể không thường xuyên mở Gmail nữa, nhưng mật khẩu Gmail vẫn là mật khẩu quan trọng nhất bạn phải nhớ.
Hai nhà sáng lập Google tự tay làm nên tất cả
Kể về câu chuyện của 25 doanh nhân của thế giới, sách "Họ đã làm gì để thay đổi thế giới?" vừa là một “kho” tư liệu về tinh thần doanh nhân vừa là nguồn cảm hứng cho những ai muốn tự mình sáng tạo nên những điều ý nghĩa.