Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều thông tin chưa thể tiết lộ về việc mua ấn Hoàng đế chi bảo

Lãnh đạo Bộ Văn hóa cho biết ấn vàng Hoàng đế chi bảo sẽ về Việt Nam vào tháng 6. Tuy nhiên, việc đàm phán và mua lại hiện vật này ra sao chưa được tiết lộ.

Trao đổi với Zing sáng 22/2, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thông tin về việc đàm phán đưa ấn vàng Hoàng đế chi bảo về Việt Nam.

"Việc ấn vàng về Việt Nam đang trong vòng thương lượng. Theo kế hoạch là đến tháng 6. Tuy nhiên, tất cả chi tiết về ấn Hoàng đế chi bảo đang được thỏa thuận giữ bí mật cho đến khi nào ấn về đến Việt Nam mới công bố", Thứ trưởng Tạ Quang Đông chia sẻ.

an trieu Nguyen anh 1

Website Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng tải bức ảnh chụp đoàn công tác của Việt Nam làm việc với phía Pháp để hồi hương ấn vàng. Ông Nguyễn Thế Hồng là người đứng thứ 5 từ trái sang. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trước thông tin về việc chiếc kim ấn có thể thuộc sở hữu tư nhân, ông Tạ Quang Đông khẳng định Nhà nước cũng sẽ có cơ chế quản lý riêng với hiện vật này.

Trước đó, ông Nguyễn Thế Hồng, nhà sưu tầm cổ vật ở Bắc Ninh, đã ký hợp đồng mua lại ấn Hoàng đế chi bảo với giá 6,1 triệu USD. Dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ ngành của Việt Nam, chiếc ấn đã được đàm phán mua lại mà không phải thông qua bước đấu giá.

Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra câu hỏi về cơ chế sở hữu, bảo quản và khai thác giá trị từ chiếc ấn này sẽ được chia sẻ thế nào giữa tư nhân và Nhà nước.

Chia sẻ với Zing, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết địa phương cũng rất quan tâm đến việc đưa ấn Hoàng đế chi bảo về Việt Nam.

an trieu Nguyen anh 2

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

"Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng muốn mua và đã đề xuất với Chính phủ tìm nguồn xã hội hóa để mua nhưng trên thực tế tỉnh chưa huy động được nguồn tiền. Cũng rất may là có người Việt đã mua được", ông Hải chia sẻ.

Ông Hải dự đoán sau khi được đưa về Việt Nam, chiếc ấn vàng sẽ được đặt trong bảo tàng tư nhân hiện do ông Nguyễn Thế Hồng sở hữu.

"Trước mắt cứ đưa về được Việt Nam là tốt. Sau này khi Thừa Thiên - Huế có đủ điều kiện tài chính và có một bảo tàng cổ vật tương xứng thì có thể đề nghị ông Hồng chuyển giao lại cho Nhà nước, bán lại cho tỉnh", ông Hải nói và cho biết theo thông tin ông nắm được, ông Nguyễn Thế Hồng đã cam kết sau này sẽ bán lại ấn cho Nhà nước bằng đúng giá đã mua.

Sau khi được đưa về nước, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận định chiếc ấn cần được làm thủ tục đăng ký để trở thành Bảo vật quốc gia. Khi đó, bất kỳ ai muốn mang bảo vật trở ra nước ngoài cũng phải có ý kiến của Thủ tướng.

Trước đó, khi biết tin ấn vàng Hoàng đế chi bảo của triều Nguyễn xuất hiện trong sự kiện đấu giá tại Pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức liên quan tìm kiếm giải pháp đưa hiện vật này trở về đất nước.

Trong số các phiên bản ấn vàng của triều Nguyễn, ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đấu giá ở Pháp có giá trị lịch sử đặc biệt bởi đây là chiếc kim ấn đã được hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại trao cho đại diện Việt Minh là ông Trần Huy Liệu cùng với thanh bảo kiếm của vua Khải Định vào ngày 30/8/1945.

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Một người Việt mua lại ấn Hoàng đế chi bảo với giá hơn 6 triệu euro

3 tháng sau khi đàm phán thành công việc đưa ấn Hoàng đế chi bảo về Việt Nam, thông tin về người chi tiền mua lại kim ấn được tiết lộ.

Vua Minh Mạng dùng ấn Hoàng đế chi bảo vào việc gì

Qua ghi chép trong các bộ chính sử, chúng ta biết được ấn vàng này có vị trí ra sao trong đời sống chính trị của triều Nguyễn.

Ngọc Tân - Hồng Huế

Bạn có thể quan tâm