Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiếp ảnh gia Hàn Quốc và 20 năm chụp nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới

Nhiếp ảnh gia Jeong Seung Ik làm việc trong và xung quanh khu phi quân sự liên Triều gần 20 năm, với mục đích ghi lại cuộc sống hàng ngày của những người lính Hàn Quốc.

anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 1
Đối với nhiều người, khu phi quân sự (DMZ) trên bán đảo Triều Tiên là vùng đất không người và là một trong những khu vực quân sự hóa nặng nề nhất thế giới. Đối với những người khác, nó được coi là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, đối với nhiếp ảnh gia Hàn Quốc Jeong Seung Ik, DMZ liên Triều không chỉ là dải đất bế tắc giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 2
"Mặc dù tôi nghĩ thật tốt khi thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội chúng tôi, tôi cố gắng nắm bắt cảm xúc của họ nhiều nhất có thể - ví dụ như niềm hạnh phúc và những biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt", ông Jeong nói với CNN.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 3
DMZ liên Triều dài 24 km, rộng 4 km, nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, là khu vực nhạy cảm kể từ khi được thành lập vào năm 1953.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 4
"Một phần công việc của tôi là theo dõi những người lính xung quanh và tôi thấy những người lính trẻ đi vào những nơi rất nguy hiểm", nhiếp ảnh gia Jeong nói.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 5
Là biểu tượng của một cuộc chiến còn dang dở với phần lớn không có người ở, DMZ liên Triều gây bất ngờ với nhiều loài động vật hoang dã và vẻ đẹp tự nhiên.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 6
Hòa bình hay hy vọng về hòa bình chính là những gì ông Jeong muốn cho thế giới thấy qua những bức ảnh của mình.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 7
"Bức ảnh đáng nhớ nhất tôi chụp bên trong DMZ liên Triều là một trong những con sếu bay qua chốt canh gác. Bức ảnh đó khiến tôi nhận ra làm thế nào hòa bình có thể được giải thích chỉ bằng một hình ảnh", ông Jeong nói.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 8
Vì ông Jeong được quân đội Hàn Quốc thuê để thu thập tài liệu về DMZ liên Triều, ông có quyền tiếp cận những nơi không mở cửa cho công chúng. Song ông nói vẫn có một số nơi khách du lịch có thể ghé thăm để nhìn thoáng qua khu vực bí hiểm.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 9
Ông Jeong nói du khách tò mò về DMZ liên Triều nên ghé thăm Đài tưởng niệm Baengmagoji, nơi tưởng niệm một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong Chiến tranh Triều Tiên. Tổ chức Du lịch Hàn Quốc cho biết hơn 17.000 người đã chết tại khu vực này.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 10
Trên đỉnh một ngọn đồi, tượng đài cao hơn 22 m và đài tưởng niệm chào đón bạn trước khi đến đài quan sát nhìn ra khu vực cấm của DMZ.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 11
"Là một nhiếp ảnh gia quân sự, tôi thực sự thấy thú vị khi nhìn thấy dấu vết của cuộc chiến bên trong DMZ nhưng cũng để ghi lại hệ sinh thái được bảo tồn tốt như thế nào. Đó là lý do tôi đến đây thường xuyên", Jeong nói.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 12
Ông Jeong muốn chắc chắn rằng vẻ đẹp bất ngờ của vùng biên giới nguy hiểm bậc nhất thế giới nhận được đủ sự chú ý từ cộng đồng quốc tế.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 13
Tại trụ sở đảng Công nhân Hàn Quốc cũ ở Cheorwon, những ký ức về Chiến tranh Triều Tiên đọng lại trong các lỗ đạn ở mặt tiền nham nhở của nó.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 14
"Tôi nghĩ rằng vai trò của tôi là làm cho DMZ liên Triều được cả thế giới biết đến. Vì vậy, ngay cả khi việc thống nhất xảy ra trong tương lai, các bức ảnh của tôi có thể bảo tồn và bảo vệ DMZ như bây giờ", Jeong nói.
anh chup khu phi quan su lien Trieu anh 15
Chiến dịch Quốc tế Cấm Bom mìn ước tính hơn hai triệu quả mìn đã được đặt trong DMZ liên Triều.

Thế giới động thực vật phong phú bên trong khu phi quân sự liên Triều

Thiên nhiên hoang dã ở khu phi quân sự DMZ tại biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên, nơi con người hầu như không động tới trong 60 năm, có nguy cơ thay đổi khi quan hệ hai nước ấm lên.

Bức ảnh gây sửng sốt lọt vào camera ở khu DMZ liên Triều

Bị cắt đứt khỏi sự tiếp cận của con người, khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trở thành môi trường sống lý tưởng cho nhiều sinh vật hoang dã như gấu đen, sếu đầu đỏ.


Tuyết Mai

Ảnh: Jeong Seung Ik/CNN

Bạn có thể quan tâm