Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật ký kẻ mị tình của Soren Kierkegaard

Bước vào "Nhật ký kẻ mị tình" là bước vào một biển mơ, đắm đuối trong bầu không khí Tình, ngụp lặn trong Tình, tưởng chừng như con người sống chỉ có một mục đích duy nhất là tình.

 

Kierkegaard được sinh ra tại Copenhagen, Đan Mạch trong một gia đình dòng dõi giàu có. Ông thừa hưởng tính khí u sầu từ cha mình và trải qua một tuổi trẻ bất hạnh. Cả cuộc đời ông chưa từng làm bất kỳ một công việc nào, chỉ tập trung vào sự nghiệp văn chương và triết học.

Cả đời Kierkegaard mang trong mình mối si tình lãng mạn với Regine Olsen, nhưng khi đã hứa hôn, ông lại rơi vào trạng thái hoang mang và xin từ bỏ hôn ước, mặc dù cả hai thừa nhận vẫn còn yêu nhau tha thiết. Regine Olsen đi lấy chồng, và Kierkegaard mang trong mình nỗi sầu khổ vĩnh viễn về mối tình dang dở này.

Ông đã viết trong nhật ký của mình: “Hình ảnh của em, người ngự trị trái tim tôi, được nâng niu cất giấu nơi sâu thẳm tận đáy lòng, tràn đầy tâm trí tôi, ở đó....như một thần linh chưa một ai biết đến! Ôi, làm sao tôi có thể tin câu chuyện kể của chàng thi sĩ, thuật lại rằng lần đầu nhìn thấy người trong mộng, chàng trai ngỡ như đã gặp nàng từ rất lâu, rằng tình yêu, giống như kiến thức, là một hồi ức, rằng tình yêu biết nói lời tiên tri trong lòng mỗi người....

Ước gì tôi có thể sở hữu nhan sắc của mọi thiếu nữ để có thể chắt lọc nên một vẻ đẹp sánh với nét kiều diễm của em; ước gì tôi có thể đi vòng quanh Trái Đất để tìm ra một nơi chốn mà từ nơi sâu thẳm huyền nhiệm nhất trong tôi vẫn hướng về, rồi em đến kề cận bên tôi, tràn lấp tâm linh để tôi thấy mình hóa thân, và nhận ra rằng tôi hạnh phúc biết bao được ở nơi đây." - Søren Kierkegaard, Nhật ký[9] (2 tháng 2, 1839).

Nhat ky ke mi tinh cua Soren Kierkegaard anh 1
Tác phẩm Nhật ký kẻ mị tình.

Nỗi dằn vặt ấy có lẽ đã thúc đẩy ông viết cuốn sách đầu tiên Hoặc/ Hoặc (1843), một thảo luận xuất sắc, biện chứng, và thơ mộng, trong đó cuốn Nhật ký kẻ mị tình là thiên nổi tiếng nhất, chất chứa vẻ "rạng rỡ với tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của thế gian", là một câu chuyện kỳ lạ trong thế giới ái tình của loài người.

Chàng Johannes, nhân vật của cuốn sách, được mô tả là một kẻ mị tình thông minh và tài ba. Anh ta không chỉ quyến rũ nàng Cordelia mà còn đẩy nàng tới chỗ tự mị mình.

Nhân vật Johannes dù rất giống Kierkegaard ở đời thực, tài hoa và đa tình, nhưng vẫn mang dấu ấn của một nhân vật hư cấu do Kierkegaard tạo ra. Nhân vật ấy đại diện cho lối sống "hiến mình cho lạc thú nhục cảm".

Johannes khao khát, tính toán khi theo đuổi nàng Cordelia, xem nàng như con mồi. Vì thông minh, Johannes biết cách biện minh (lừa mị Cordelia trong tình yêu là để phát triển kinh nghiệm mới cho nàng, lợi cho cả hai đấy thôi…) và cũng ý thức được đời thì phù phiếm, lạc thú thì ngắn ngủi, tuổi trẻ là mộng mị, làm gì thì cũng hối tiếc, vô vọng mà thôi.

Trong nhật kí, Johannes viết: "Tôi không muốn nhớ lại mối quan hệ của mình với nàng; nàng đã mất đi mùi hương trinh nữ, và người ta không còn ở vào cái thời mà nỗi buồn rầu của một cô gái bị người tình không chung thủy bỏ rơi biến đổi nàng thành cây hoa hướng dương".

Nhat ky ke mi tinh cua Soren Kierkegaard anh 2
Triết gia, nhà văn Soren Kierkegaard

 

.

Bước vào Nhật ký kẻ mị tình là bước vào một biển mơ, đắm đuối trong bầu không khí Tình, ngụp lặn trong Tình, tưởng chừng như con người sống chỉ có một mục đích duy nhất là tình, không có gì cưỡng lại nổi mối tình đang ngày một lớn lên ấy. Johannes vừa là kẻ mị tình, vừa là kẻ bị tình mị, là kẻ đi cám dỗ rồi để bản thân mình bị cám dỗ, lưu đày tâm trí trong cõi yêu đương.

Ẩn sâu trong biển tình ấy, tài năng của Kierkegaard còn những kiến thức về văn hóa, triết học, lịch sử bằng một hệ thống ngôn ngữ văn chương thơ mộng. Đó cũng là mầm mống cho những phát triển tư tưởng triết học nghệ thuật của Kierkegaard sau này, và là điểm đặc biệt khiến Kierkegaard luôn được xem là một người làm nên nền triết học chủ quan và nặng tính thẩm mỹ.

Kierkegaard mất vào tháng 11/1855, gục ngã ngay trên đường phố. Ông được đưa đến bệnh viện và chết ngay sau đó trong tình trạng kiệt lực vì công việc. Khi đó Soren Kierkegaard mới bước vào tuổi 42.

Một câu chuyện về tình yêu

Có thể gọi "Lịch sử tình yêu" là một cuốn sách trong một cuốn sách.

Phong Linh

Bạn có thể quan tâm