Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật ký của người chứng kiến trận Trân Châu cảng

"Những máy bay vẫn lượn lờ và đạn có thể xuyên qua mái nhà của chúng tôi vào mọi thời điểm", một cô bé mô tả không khí căng thẳng khi Nhật ném bom Trân Châu Cảng năm 1941.

c
Ngày 7/12/1941, Không quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu cảng khiến hải quân Mỹ thiệt hại nặng nề. Ảnh: Wikipedia.

Vụ tấn công lực lượng Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng tại Hawaii do Không quân Nhật Bản thực hiện diễn ra vào ngày 7/12/1941. Do máy bay Nhật tấn công bất ngờ, hải quân Mỹ chịu tổn hại nặng về về người và vũ khí, theo Washington Post.

Ginger, một học sinh trung học 17 tuổi sống gần căn cứ quân sự Hickam Field của Mỹ tại quần đảo Hawaii, mô tả khung cảnh Trân Châu Cảng sau vụ đánh bom của Nhật Bản trong nhật ký. Những dòng nhật ký của Ginger cho thấy sự thảm khốc của chiến tranh. Trận dội bom bất ngờ đã góp phần thay đổi cục diện Chiến tranh Thế giới thứ hai với sự tham gia chính thức của Mỹ vào phe Đồng minh.

"Tôi tỉnh giấc vào sáng ngày 7/12/1941 bởi tiếng bom rền vang từ phía Trân Châu cảng. Chuyện quái gì đang xảy ra?", Ginger nghĩ vậy rồi chạy vào bếp với cả gia đình. Họ đang nhìn về phía xưởng đóng tàu của hải quân - nơi những cột khói đen bốc lên. 

Ảnh lịch sử trong trận Trân Châu Cảng chấn động địa cầu

Ngày 7/12/1941, quân đội Phát xít Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Hải quân Mỹ và kéo Washington vào Thế chiến II.

Bom nổ liên tiếp. Tiếng nổ dường như bắt đầu từ phía nhà cô bạn Marie. Pop, anh trai Ginger, đã mặc quần, áo và muốn tới nhà của Marie để xem xét tình hình. 

"Vì sao anh quan tâm Marie khi mà cả anh và mẹ có thể mất mạng", Ginger  nói với anh trai. Cô thực sự lo lắng cho sự an toàn của gia đình.

Bên ngoài, 3 máy bay với ký hiệu vòng tròn đỏ trên cánh lượn lờ và thả bom khắp Hickam. Các tòa nhà bốc cháy, còn những toán lính di chuyển hết tốc lực từ các doanh trại. Những đợt bom nổ liên tiếp  ngay phía sau họ. Thành phố chìm trong khói, lửa. Một nhóm lính chạy tới nhà Ginger để trú ẩn. Họ hoàn toàn bất ngờ với vụ tấn công. Thậm chí họ không chuẩn bị bất cứ loại vũ khí nào. Một người trong số họ bị thương bởi quả bom nổ quá gần. 350 người thiệt mạng.

"Tôi tự hỏi rằng, liệu tôi quen ai trong số những người chết vì bom ngoài kia hay không. Chạy khỏi doanh trại là một quyết định đúng của những người lính", Ginger tâm sự. Cô cảm thấy sợ hãi trước hàng loạt đợt bom dữ dội. 

Toán lính không thể đoán liệu quân Nhật sẽ ném bom toàn bộ thành phố hay không. Máy bay đang lượn vòng tròn trên bầu trời Trân Châu cảng. Gia đình Ginger định sẽ rời nhà khi tình hình lắng xuống.

Nhưng đợt ném bom thứ hai xảy ra sau vài phút với những chớp lửa sáng lòa. Các doanh trại bốc cháy và nhiều người bị thương. Những xe bò được huy động để chở nạn nhân tới trạm cứu thương. 

Sự tàn bạo của lính Đức trong Thế chiến II qua nhật ký

"Họ đang nghĩ gì khi cái chết sắp tới? Tôi đoán mỗi người trong số họ đều hy vọng chúng tôi sẽ bắn trượt và họ không chết", một lính Đức Quốc mô tả cảm xúc trước khi y giết người.

"Tiếng súng máy ở ngay ngoài cửa sổ. Những máy bay vẫn lượn lờ và đạn có thể xuyên qua mái nhà của chúng tôi vào mọi thời điểm. Gia đình tôi chuẩn bị hành lý sẵn sàng để sơ tán bất cứ lúc nào", Ginger mô tả. Cô bé và gia đình cảm thấy căng thẳng khi chứng kiếp những loạt bom nổ liên tiếp ngay gần ngôi nhà của họ.

Hai tiếng sau, những máy bay đã biến mất và gia đình Ginger di chuyển đến nơi khác. Cô bé tặng toán lính mấy gói kẹo cao su. Họ thực sự vui mừng khi nhận chúng.

Trận bom tàn phá nặng nề thành phố. Các doanh trại lính chìm trong lửa, nhà hát cháy rụi, để lại bãi đất trống trơ trọi. Đống đổ nát xuất hiện ở mọi nơi. Khói đen bốc lên từ những tàu hải quân vì dầu cháy. Người dân đứng dọc các phố với vẻ bàng hoàng. Tất nhiên, họ không biết chuyện gì đã diễn ra. Đài phát thanh không đưa tin về vụ đánh bom.

Cuộc tấn công Trân Châu cảng chỉ diễn ra trong 90 phút, nhưng nó phá hủy một căn cứ quan trọng của hải quân Mỹ. Các máy bay Nhật Bản phá hủy 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và một tàu thả mìn, 188 máy bay; khiến 2.403 người thiệt mạng và 1.282 người bị thương.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm