Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh lịch sử trong trận Trân Châu Cảng chấn động địa cầu

Ngày 7/12/1941, quân đội Phát xít Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Hải quân Mỹ và kéo Washington vào Thế chiến II.

Trong mùa hè năm 1940, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ bắt đầu di chuyển từ California tới Trân Châu Cảng nhằm chống các hành động hung hăng của Phát xít Nhật. Trân Châu Cảng nằm trên O'ahu, một đảo nhỏ của bang Hawaii, Mỹ. Nơi Mỹ đóng quân nằm giữa Thái Bình Dương và cách khá xa phần còn lại của thế giới. 

Chiến tranh dường như ở rất xa Trân Châu Cảng. Người ta tổ chức các hoạt động vui chơi và kỷ niệm ở căn cứ quân sự trên đảo. Người Mỹ chỉ nhận ra chiến tranh ập xuống khi máy bay Nhật oanh tạc căn cứ trong ngày 7/12/1941.

7 vụ nổ kinh hoàng làm thay đổi lịch sử

Vụ nổ Krakatoa năm 1883 làm rung trời lở đất, thổi bay đá, tro bụi khắp bán kính hơn 25 km và âm thanh của nó khiến những người sống cách đó 4.000 km cũng phải giật mình.

Trước khi trận Trân Châu Cảng nổ ra, Mỹ đã cấm vận dầu mỏ và thương mại với Nhật Bản khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Đây là nguyên nhân chính khiến Nhật thực hiện vụ tấn công nhằm vào căn cứ của Mỹ ở Hawaii dù Washington đã mang tới đây những vũ khí uy lực nhất. 

Trong thời gian này, chiến hạm là biểu tượng của sức mạnh quân sự Mỹ. Tuy nhiên, toàn bộ Trân Châu Cảng, bao gồm Battleship Row, nhóm 8 chiến hạm đang neo đậu, đều trở thành mồi ngon cho cuộc tấn công của quân Nhật. Trong bức ảnh này, người ta thấy một quả ngư lôi đang phóng vào tàu USS Okalahoma.

Cảnh tượng Trân Châu Cảng từ máy bay Nhật cho thấy chiến hạm USS West Virginia trúng ngư lôi. Phát xít Nhật tấn công bất ngờ khiến Mỹ không kịp trở tay và hứng chịu thiệt hại nặng nề. Thất bại đau đớn ấy khiến Washington tham gia Thế chiến II bằng cách tuyên chiến với Nhật Bản, Đức và Italy.

Kho tàu chiến, máy bay khổng lồ vùi xác dưới đáy biển

Trận mưa bom từ máy bay Mỹ phá hủy phần lớn Chuuk Lagoon, căn cứ hải quân của Phát xít Nhật ở Tây Thái Bình Dương trong năm 1944.

Chiến hạm USS Helena trúng đạn trong khi khói đen bốc lên từ tàu chiến USS Shaw ở bên phải.

Một trong những bức ảnh cho thấy sự khốc liệt của trận chiến. Chiến hạm USS Shaw nổ tung khi trúng một qua bom từ chiến đấu cơ Nhật Bản.

Bất chấp nguy hiểm, một tàu hỗ trợ cố gắng tiếp cận USS West Virginia đang cháy. Nó trúng đạn ở khu neo đậu ngay phía trước tàu USS Arizona và bên cạnh tàu USS Tennessee. Do đậu ở ngoài cùng nên USS West Virginia hứng 9 quả ngư lôi và 2 quả bom khiến 106 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Sau khi trúng quả bom 800 kg, tàu USS Arizona chìm. Phần lớn thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Vụ nổ hất văng nhiều người sang các tàu bên cạnh và thổi bay hàng tấn mảnh vỡ lên không trung và xuống biển. USS Arizona là chiến hạm có chiều dài 185 m với thủy thủ đoàn gồm 1.512 người.

Khói bốc lên từ tàu USS Arizona trong khi quốc kỳ Mỹ đang bay trên nóc tàu USS Virginia đã chìm. Vụ tấn công làm 2.403 lính Mỹ thiệt mạng và 1.178 người khác bị thương. Hải quân Mỹ mất hàng trăm máy bay cùng nhiều chiến hạm trong trận đánh lịch sử.

Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

Khoảng 100 triệu người bỏ mạng vì xung đột giữa thổ dân và người châu Âu trên lục địa châu Mỹ, trong khi chừng 60 triệu người chết vì các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.


Hồng Duy

Ảnh: Hải quân Mỹ

Bạn có thể quan tâm