Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật chi gần 2 triệu USD bảo tồn ‘cây thông hy vọng’

Kế hoạch chi hơn 1,9 triệu USD để bảo tồn cây thông duy nhất còn đứng vững trong thảm họa động đất kèm theo sóng thần ngày 11/3/2011 đang bị các nhà phê bình chỉ trích.

Nhật chi gần 2 triệu USD bảo tồn ‘cây thông hy vọng’

Kế hoạch chi hơn 1,9 triệu USD để bảo tồn cây thông duy nhất còn đứng vững trong thảm họa động đất kèm theo sóng thần ngày 11/3/2011 đang bị các nhà phê bình chỉ trích.

Trên thực tế, “cây thông hy vọng” đã trở thành đề tài nóng bỏng của giới truyền thông Nhật và cả thế giới khi bức ảnh chụp nó được đăng tải. Giữa những ngổn ngang và trơ trụi sau khi động đất quét qua, cây thông 200 năm tuổi vẫn đứng vững và xanh tươi như sự kiên cường của người dân Nhật Bản trước thiên tai nghiệt ngã. Đặc biệt, nó là cây thông duy nhất trong rừng thông 70.000 cây còn đứng vững.

Cây thông hi vọng vẫn đứng vững dù không còn sống.

Ngay sau khi đại họa đi qua, công cuộc tái thiết những vùng thảm họa ngay lập tức được tiến hành. Người dân thành phố Rikuzentakata đã cùng nhau quyên góp được gần 2 triệu USD để bảo tồn cây thông đặc biệt đó. Tuy nước muối trong đợt sóng thần làm cho phần rễ cây bị thối rữa, khiến cây thông cổ thụ không thể sinh tồn nhưng không gì có thể quật ngã nó.

Để bước vào giai đoạn bảo tồn, cây thông sẽ bị đốn hạ vào ngày 12/9, sau đó trải qua hàng loạt các khâu quan trọng nhằm giữ nó trường tồn với thời gian. Để làm được điều đó, một bộ khung kim loại sẽ được các chuyên gia luồn vào thân cây sau đó bọc bên ngoài một lớp gen bảo quản để tránh côn trùng xâm hại.

Sau khi hoàn tất các bước bảo quản, "cây thông hy vọng" sẽ được các chuyên gia trồng lại ở nơi nó từng sống, vào đúng dịp kỉ niệm 2 năm thảm họa kép ập xuống Nhật Bản. Người ta tin rằng, nó sẽ là minh chứng hùng hồn nhất cho sự kiên cường và quyết tâm của người dân đất nước Mặt trời mọc.

Tuy nhiên, kế hoạch đó đang bị các nhà phê bình Nhật Bản chỉ trích mạnh mẽ. Câu hỏi lớn nhất mà họ đặt ra là nên hay không khi chi khoản tiền lớn đến vậy để bảo vệ một cái cây đã chết trong khi người dân đang phải vật lộn để tái thiết cuộc sống.

Những ý kiến trái chiều được đưa ra nhằm xử lí vấn đề thay vì chi khoản tiền khổng lồ giúp một cái cây chết khô đứng trơ trọi. Một số người cho rằng, nên tạo ra một bức tượng bằng chính gỗ của cây thông kiên cường trong khi những người khác lập luận, việc xây đài tưởng niệm tại nơi cây thông đứng vững sẽ hợp lí hơn.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm