Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản toan tính gì khi muốn đưa tàu vào Cam Ranh?

GS Zachary Abuza (Học viện Chiến tranh Mỹ) chia sẻ với Zing.vn về những ý định của Nhật Bản để tăng cường hiện diện trên Biển Đông, bao gồm kế hoạch đưa tàu vào vịnh Cam Ranh.

- Nếu được tiếp cận cơ sở ở cảng Cam Ranh, việc hoạt động của các tàu Nhật Bản sẽ thuận lợi hơn trong các nhiệm vụ trên Biển Đông. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Tokyo không muốn gây khiêu khích với Bắc Kinh. Ông đánh giá thế nào về quan điểm của Nhật Bản?

qqq
Giáo sư Zachary Abuza là nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Học viện Chiến tranh Mỹ, thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Mỹ trụ sở ở Washington. Ảnh: Rappler

- Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Nhật Bản chưa bao giờ quyết liệt trong chính sách ngoại giao và hành động quốc phòng như hiện nay, dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe. 

Một mặt, Nhật Bản muốn đẩy lùi tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Mặt khác, Tokyo lo ngại nếu hành động quá mạnh có thể khiêu khích buộc Bắc Kinh phản ứng. Ưu tiên của Nhật Bản sẽ luôn là tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có lợi ích trong việc hỗ trợ phát triển năng lực hàng hải cho các nước đối tác ASEAN. Do vậy, nước này đã bắt đầu chuyển giao những tàu cảnh sát biển cho Việt Nam và Philippines.

- Ông nhận xét thế nào về thời điểm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đến Việt Nam cùng một lúc trong tuần này?

- Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam trên cương vị chủ tịch nước và tổng bí thư của Trung Quốc. Tôi nghĩ tính chất quan trọng của chuyến đi sẽ làm nổi bật những nét tích cực trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. 

Theo hãng tin Nikkei, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani sẽ đến Hà Nội và dự kiến ký kết thỏa thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vào ngày 6/11, về việc cho phép tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh.

Bắc Kinh có thể sẽ thúc đẩy một số thỏa thuận chung về Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB), chính sách thương mại "Một con đường, một vành đai" (OROB) do ông Tập Cận Bình khởi xướng.

Thời điểm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc và bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản diễn ra cùng một lúc không phải là sự ngẫu nhiên. Mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao đa hướng, dù đây là điều khó khăn trong hoàn cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp.

Tàu chiến của Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Nikkei
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Ngày 30/10, hãng tin Nikkei cho biết, Tokyo có kế hoạch điều tàu của Lực lượng Phòng vệ biển tới vịnh Cam Ranh đầu năm 2016. Cảng này nằm không xa khu vực Trung Quốc đang bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Việc tiếp cận quân cảng Cam Ranh được cho là bước đi quan trọng của Tokyo trong kế hoạch tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Ảnh: Nikkei

- Qua đề xuất tập trận chung với các nước ASEAN (do Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thông báo hồi tháng 5), ông đánh giá Nhật Bản đang thể hiện vai trò trên Biển Đông như thế nào?

- Tôi cho rằng Nhật Bản sẽ cố gắng thúc đẩy và tăng cường những đợt tuần tra và tập trận chung. Họ rõ ràng có những lợi ích nhất định thông qua các hoạt động này. 

Tokyo cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển năng lực cho các đội tuần duyên trong khu vực. Nhật Bản cần xúc tiến những cuộc tập trận đa phương giữa các quốc gia ven biển. Điều này luôn mang nhiều ý nghĩa hơn các đợt tập trận song phương.

Cũng cần lưu ý rằng, Nhật Bản đang cố gắng đàm phán để tiếp cận các cơ sở quân sự của Philippines tại vịnh Subic, qua đó họ có thể triển khai các máy bay giám sát hàng hải. Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Benigno Aquino đều đã tán thành ý định này. Tôi nghĩ phía Philippines cũng đang trông đợi tiếp nhận nhiều hơn các máy bay tuần tra hàng hải từ Nhật Bản như P3.

- Biển Đông không phải vấn đề sống còn đối với Nhật Bản như chuyện ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nước này vẫn phải ủng hộ các hành động của đồng minh là Mỹ trên Biển Đông. Ông dự đoán Nhật Bản sẽ hành động thế nào để duy trì sự cân bằng?

- Tôi hy vọng Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hơn để khẳng định Tự do hàng hải (FON) trên Biển Đông, dù là hợp tác với Mỹ hay các quốc gia duyên hải khác. Tôi nghĩ, Nhật Bản rốt cuộc cũng sẽ tham gia cùng với Mỹ. Đặc biệt khi Bắc Kinh đã có những phản ứng thể hiện động thái chiến đấu của họ, trước việc Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định có thẩm quyền phân xử vụ kiện của Philippines.

Nếu Trung Quốc sẵn sàng tuân thủ phán quyết của tòa án và các ràng buộc của luật pháp quốc tế, khi đó tôi nghĩ Nhật Bản sẽ tiếp tục những việc làm hiện tại của họ. Đó là huấn luyện và xây dựng năng lực bảo vệ bờ biển cho các nước đối tác trong khu vực.

GS. TS. Zachary Abuza là nhà nghiên cứu tại Học viện Chiến tranh Mỹ, thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia (NDU) có trụ sở ở thủ đô Washington. Ông là chuyên gia về tình hình chính trị và an ninh ở các nước Đông Nam Á, từng cộng tác bình luận trên một số báo quốc tế nổi tiếng như New York Times, Bloomberg, Bangkok Post, Straits Times... Ông cũng là tác giả một số quyển sách về chính trị Thái Lan, bạo lực tôn giáo ở Indonesia...

Nikkei: Tàu chiến Nhật Bản sẽ vào Cam Ranh đầu năm tới

Tàu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tới vịnh Cam Ranh đầu năm tới, bước đi quan trọng của Tokyo trong kế hoạch tăng cường hiện diện ở Biển Đông.

Mỹ - Nhật tập trận chung ở Biển Đông

Hải quân Nhật và Mỹ đang tập trận tại Biển Đông, vài ngày sau khi Washington điều tàu tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép.

Minh Anh (thực hiện)

Bạn có thể quan tâm