Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản tố tàu tuần duyên Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh hải

Gần một tuần sau khi Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc có hiệu lực, các tàu tuần duyên nước này lại đi vào lãnh hải của Nhật Bản ngày 6/2.

Kyodo dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho biết hai tàu tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp, vào khoảng 4h45 sáng 6/2. Hai tàu này ở đó gần nửa ngày rồi mới rời đi.

Đây là lần thứ 4 trong năm nay tàu Trung Quốc đi vào lãnh hải của Nhật Bản, theo Kyodo.

Theo các quan chức Nhật, tàu Trung Quốc không sử dụng vũ khí khi đi vào lãnh hải Nhật Bản.

Theo Cảnh sát Biển Nhật Bản, vào thời điểm xảy ra vụ việc, hai tàu đánh cá Nhật Bản đang đi trên vùng biển gần quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Các tàu Trung Quốc chĩa mũi về phía các tàu Nhật Bản, dường như muốn tiếp cận họ, vào khoảng 4h52 sáng. Khi đó, tàu cá Nhật đang ở vị trí cách đảo Minamikojima khoảng 22 km về phía nam.

Do vậy, các tàu tuần duyên Nhật Bản được triển khai tới khu vực này để bảo vệ nhóm tàu cá.

Luat Hai canh Trung Quoc anh 1

Đảo Minamikojima, đảo Kitakojima và đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Ảnh: Kyodo.

Hai tàu tuần duyên khác của Trung Quốc, trong đó có một tàu mang theo pháo, cũng hoạt động ở khu vực tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku, vào thời gian này.

Sau vụ việc hôm 6/2, chính phủ Nhật Bản thành lập nhóm chuyên trách tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Tokyo đã phản đối Trung Quốc về vụ xâm phạm.

Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/2, trao quyền cho các tàu tuần duyên nước này sử dụng "mọi phương tiện cần thiết", bao gồm cả tấn công phủ đầu bằng vũ lực, để chống lại điều họ gọi là mối đe dọa từ các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Lực lượng hải cảnh của Trung Quốc cũng được trao quyền bắt giữ hoặc ra lệnh cho tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển mà Trung Quốc tự xưng là "thuộc quyền tài phán" của mình.

Trong cuộc họp trực tuyến Nhật - Trung về các vấn đề hàng hải hôm 3/2, Tokyo bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về Luật Hải cảnh mới của Bắc Kinh.

Mô hình tàu sân bay bằng băng khổng lồ ở Trung Quốc Một nhóm 19 người đã dành gần 3 tuần để hoàn thành mô hình tàu sân bay bằng băng ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Quan chức Indonesia cảnh báo về luật hải cảnh Trung Quốc

Người đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia cảnh báo luật hải cảnh mới của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xảy ra "xung đột lan rộng" vào lãnh hải của Indonesia.

Việt Nam phản ứng với luật hải cảnh vừa có hiệu lực của Trung Quốc

Bình luận về việc luật hải cảnh mới của Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/2 vừa qua, Bộ Ngoại giao nói Việt Nam yêu cầu các nước “không có hành động gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông.

Hương Ly

Bạn có thể quan tâm