Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản lo lắng vì tàu sân bay Mỹ 'đi vắng' ở Đông Á

Các quan chức an ninh ở Nhật Bản và Mỹ đang tỏ ra lo ngại về việc tàu sân bay Mỹ sẽ không có ở vùng biển Đông Á trong vòng 4 tháng vào năm 2015 tới.

Tàu USS George Washington là tàu sân bay chuyên hoạt động ở vùng biển Đông Á. Ảnh: Infonet
Tàu USS George Washington là tàu sân bay chuyên hoạt động ở vùng biển Đông Á. Ảnh: Infonet

Việc ngân sách quốc phòng Mỹ thu hẹp lại và tình hình Trung Đông căng thẳng đang gây sức ép lên khả năng hoạt động của hạm đội Hải quân Mỹ và một trong những ảnh hưởng của việc này, đó là sẽ không có tàu sân bay được điều động ở vùng Đông Á.

Quan chức Nhật Bản và Mỹ lo ngại rằng việc không có tàu sân bay Mỹ trong khu vực sẽ khiến Trung Quốc và Triều Tiên có cơ hội tiến hành đẩy mạnh các hoạt động quân sự.

Theo kế hoạch, vào năm tới, USS George Washington, tàu sân bay Mỹ duy nhất đang cập cảng ở nước ngoài sẽ rời căn cứ Nhật Bản để tiếp thêm nhiên liệu và bảo trì dài hạn. Theo các quan chức Mỹ và Nhật cho biết, cho đến khi tàu USS Ronald Reagan cập cảng Yokosuka ở Nhật để thay thế, ở vùng biển Đông Á sẽ không có tàu sân bay của Mỹ trong vòng 4 tháng.

Hải quân Mỹ không tiết lộ chi tiết về cuộc chuyển giao tàu sân bay, tuy nhiên dự kiến thời điểm đó sẽ vào giữa mùa xuân và thu năm sau.

4 tàu sân bay hùng mạnh nhất mọi thời đại

Từng tham gia 18 trong số 20 trận đánh lớn tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II, USS Enterprise của Hải quân Mỹ là một trong số hàng không mẫu hạm uy lực nhất thế giới.

Một tàu sân bay điển hình có thể chứa hơn 50 phi cơ chiến đấu và 15 máy bay trực thăng. Tàu sân bay có thể đến khu vực nóng một cách nhanh chóng và cung cấp hỏa lực không quân. Về cơ bản, chúng là những căn cứ không quân di động nhằm tạo ra ưu thế trên không trong chiến đấu.

Hải quân Mỹ thường điều động tàu tới các khu vực như Đông Á và Vịnh Ba Tư để gây sức ép lên các nước như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran.

Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu sân bay nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trên không cũng như trên biển ở Biển Đông.

Mỹ có 10 tàu sân bay đang hoạt động. Tuy nhiên, chiến dịch chống IS diễn ra từ tháng 8 đang gây ra những sức ép lên hạm đội tàu. Mỹ từng điều động 2 tàu sân bay tới vùng Trung Đông, nhưng đã giảm xuống còn 1 tàu do hạn chế về tài chính. 

Một số nghị sỹ trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn hoạt động của 2 tàu sân bay trở lại trong lúc cuộc chiến chống IS vẫn còn tiếp diễn.

Sự vắng mặt tàu sân bay Mỹ trong bốn tháng có thể khiến Nhật Bản bắt đầu phát triển hạm đội tàu sân bay của riêng mình.

Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật bản đã có 2 tàu mang trực thăng có tên là Hyuga và Ise. Tàu Izumo lớn hơn sẽ được hoàn thành trong tương lai gần.

Nếu xung đột nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong vùng biển thuộc đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng phòng vệ Không quân sẽ phải điều động máy bay từ các căn cứ ở Okinawa hay Kyushu. Để bay từ căn cứ này đến điểm tranh chấp, máy bay cần một lượng nhiên liệu lớn. Một hạm đội tàu sân bay sẽ cho phép đưa phi cơ gần đảo hơn.

Kể từ sau Thế chiến II và suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính sách của Mỹ là nhằm khiến Nhật Bản phải phụ thuộc vào khả năng quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, ngân sách eo hẹp và xung đột liên miên trên khắp thế giới đã dẫn đến sự thay đổi về chính sách. Washington giờ đây đang phải yêu cầu các đồng minh phải tự giải quyết các vấn đề.

Trong khi đó, Australia dự định sẽ xây dựng một hạm đội tàu sân bay nhằm tăng khả năng quốc phòng của đất nước.

Mỹ muốn chế tạo 'tàu sân bay trên không'

Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi đóng góp ý tưởng chế tạo "tàu sân bay trên không".

http://infonet.vn/nhat-ban-lo-lang-vi-tau-san-bay-my-di-vang-post149304.info

Theo Anh Tuấn/Infonet

Bạn có thể quan tâm