Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản gửi công hàm phản đối Trung Quốc vẽ đường cơ sở ở Biển Đông

Công hàm của Nhật Bản bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở phân chia lãnh hải, cũng như lập luận của Bắc Kinh về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Nhật Bản hôm 19/1 đã gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres công hàm thể hiện lập trường phản đối một số tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông.

Trong công hàm số SC/21/002, Nhật Bản bác bỏ lập trường của Trung Quốc khi Bắc Kinh cho rằng "việc vẽ các đường cơ sở phân chia lãnh hải do Trung Quốc thực hiện tại các đảo và đá ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung".

"UNCLOS đặt ra các điều kiện cho việc áp dụng đường cơ sở một cách cụ thể và đầy đủ, trong khi Trung Quốc đã không thể viện dẫn các điều khoản liên quan của UNCLOS để khẳng định tính hợp pháp của các đường cơ sở này. Một quốc gia thành viên không có quyền biện minh cho việc áp dụng những đường cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định của UNCLOS", công hàm của Nhật Bản có đoạn.

nhat gui cong ham phan doi trung quoc anh 1

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Không dừng tại đó, Nhật Bản đề cập tới việc Trung Quốc nhắc tới quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông trong công hàm CML63/2020.

Nhật Bản cho rằng tuyên bố của Trung Quốc phản đối quyền tự do hàng không của máy bay Nhật Bản tại Đá Vành Khăn, cũng như âm mưu hạn chế quyền tự do hàng không ở Biển Đông, đi ngược lại phán quyết năm 2016 Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Công hàm của Nhật Bản cho biết Tòa Trọng tài năm 2016 kết luận tự do hàng hải và hàng không phải được đảm bảo trên biển, trên không, xung quanh và phía trên các thực thể biển được xác định là bãi cạn nửa nổi nửa chìm, mà bản thân chúng không có lãnh hải và không phận.

Đá Vành Khăn là một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong số các đá trên Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng rồi tiến hành bồi lấp trái phép.

"Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết và khẳng định họ có 'chủ quyền' trên biển và trên không xung quanh và phía trên những thực thể được xác định là bãi cạn nửa nổi nửa chìm này", công hàm của Nhật Bản cho biết.

Nhật Bản đề nghị Tổng thư ký Guterres lưu hành công hàm tới tất cả thành viên của UNCLOS cũng như của Liên Hợp Quốc.

Trước đó, Trung Quốc hôm 18/9/2020 đã gửi công hàm số CML63/2020 tới Tổng thư ký Guterres thể hiện lập trường của nước này về một số vấn đề trên Biển Đông, trong đó có việc vẽ đường cơ sở phân chia lãnh hải, tự do hàng hải và hàng không.

Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức chủ trì hội thảo trực tuyến về Biển Đông

Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức Daniela De Ridder cho biết quốc hội và chính phủ nước này dành sự quan tâm rất lớn đối với tình hình Biển Đông.

Nhật phản ứng gay gắt với tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Tokyo “chính thức phản đối” Bắc Kinh về việc các tàu công vụ của Trung Quốc liên tục xuất hiện gần nhóm đảo nhỏ không người ở mà Nhật tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông.

Tàu khu trục Mỹ tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông

Hạm đội 7 ngày 22/12 thông báo tàu khu trục USS John S. McCain vừa thực hiện sứ mệnh hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm