Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản cân nhắc bỏ quy định phòng vệ thụ động

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đề xuất tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa và tấn công đáp trả vào lãnh thổ đối phương thay vì chỉ phòng vệ thụ động như hiện tại.

Hạm đội có sức mạnh hàng đầu thế giới của Nhật Bản Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản sở hữu 4 tàu sân bay trực thăng, 26 tàu khu trục, 10 tàu hộ tống, 19 tàu ngầm và nhiều tàu khác với sức mạnh tác chiến hàng đầu thế giới.

CNN cho biết Nhật Bản đang cân nhắc một bước tiến vượt ra khỏi quan điểm hòa bình lâu dài với đề xuất cho phép, lần đầu tiên tấn công mục tiêu ở nước ngoài kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) ủng hộ các biện pháp mới nhằm chống lại mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên.

Nâng cấp quốc phòng

Đảng LDP đề xuất tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa, phát triển khả năng tấn công đáp trả vào căn cứ đối phương, nếu xảy ra kịch bản cuộc tấn công tên lửa vào Nhật Bản. Ông Hiroshi Imazu, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu An ninh, đảng LDP và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã đệ trình đề xuất tăng cường phòng thủ tên lửa lên Thủ tướng Shinzo Abe.

Ông Onodera nói với báo chí rằng các hệ thống hiện tại của Nhật Bản có thể không đối phó được với cuộc tấn công tên lửa dồn dập.

“Có rất nhiều hạn chế trong năng lực phòng thủ tên lửa, nếu nhiều tên lửa được phóng đi, phản công trở lại vào căn cứ đối phương sẽ ngăn chặn việc phóng tiếp loạt thứ 2 và thứ 3. Điều này nằm trong phạm vi tự vệ, không phải là cuộc tấn công tiên phong”, ông Onodera nói.

Nhat mo rong vai tro quan doi anh 1
Tiêm kích F-15 và F-2 ( phiên bản F-16) của lực lượng Phòng vệ đường không Nhật Bản. Ảnh: CNN

Sự quan ngại của các chính trị gia Nhật Bản được nêu ra khi gần đây Triều Tiên liên tục thử tên lửa. Đầu tháng 3, Bình Nhưỡng đã bắn loạt 4 tên lửa đạn đạo tầm trung, trong đó có 3 tên lửa rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Thủ tướng Abe nói sẽ xem xét đề xuất một cách nghiêm túc: “Chúng tôi đánh giá mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên đã chuyển sang giai đoạn mới. Chúng tôi sẽ xem xét đề xuất và chia sẻ quan điểm với chính phủ Mỹ”, ông Abe nói.

Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á, Đại học Temple ở Tokyo nói với CNN, Thủ tướng Abe đang ở vị thế khá tốt để thúc đẩy sự thay đổi trong Quốc hội Nhật Bản.

Nhật Bản không cho phép thực hiện cuộc tấn công ra nước ngoài kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Theo các nhà phân tích, bất kỳ cuộc tấn công nào nếu có vào lãnh thổ Triều Tiên sẽ do Mỹ đảm nhận, vì Nhật Bản không có các phương tiện cần thiết để tiến hành cuộc tấn công tầm xa.

“Họ (Nhật Bản) có thể ném bom bất kỳ ai đổ bộ vào một trong những đảo chính của nước này nhưng họ không thể tấn công vào các căn cứ tên lửa của Triều Tiên hay Trung Quốc. Họ chỉ có thể tự vệ chứ không có khả năng phản công”, Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm Tình báo liên hợp, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương nói.

Ông Schuster chỉ ra rằng máy bay chiến đấu của Nhật Bản không mang theo các thiết bị cần thiết để áp chế hệ thống phòng không đối phương.

Nỗ lực thay đổi hiến pháp

Đây không phải là lần đầu tiên, chính phủ tìm cách thay đổi vai trò quân sự của Nhật Bản. Năm 2015, Tokyo đã điều chỉnh hiến pháp cho phép thực hiện nhiệm vụ phòng vệ tập thể trong trường hợp xảy ra xung đột ở nước ngoài có nguy cơ đe dọa đến Nhật Bản. Trước đây, các hoạt động ở nước ngoài của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ giới hạn ở vai trò nhân đạo.

Nhat mo rong vai tro quan doi anh 2
Xe tăng Nhật Bản bắn lựu đạn khói trong một cuộc tập trận. Ảnh: CNN

Tuy vậy, một số chính trị gia quan ngại đề xuất này. Renho Murata, lãnh đạo đảng Dân chủ Đối lập cho rằng đề xuất mới cho thấy “nền tảng hòa bình của Nhật Bản đang sụp đổ”. Chính trị gia nổi tiếng ở Nhật nói thêm rằng, điều gì tạo nên một cuộc phản công cần phải được xem xét cẩn thận.

Đề xuất của LDP cho thấy, Tokyo đang muốn tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa hiện tại, bao gồm khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và Aegis của Mỹ, đẩy mạnh phát triển vệ tinh cảnh báo sớm.

Điều đó cũng cho thấy, chính phủ Nhật Bản muốn làm rõ khả năng pháp lý để đánh chặn các mối đe dọa đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Nhật Bản đưa vào hoạt động tàu sân bay trực thăng 27.000 tấn

Tàu sân bay trực thăng JS Kaga (DDH-184), lớp Izumo, tải trọng 27.000 tấn đã được đưa vào hoạt động trong lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản từ ngày 22/3.

Hạm đội tốt nhất châu Á của Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sở hữu 114 tàu chiến, chúng là những cỗ máy chiến tranh trên biển cực kỳ tinh vi và phù hợp với giáo lý lấy phòng thủ làm đầu của Tokyo.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm