Một góc thành phố Thanh Hóa. |
Cụ thể, ngày 30/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết nghị tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa; thành lập các phường và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố Thanh Hóa.
Theo nội dung quyết nghị, nhập toàn bộ gần 83 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 101.000 người của huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa.
Sau khi nhập, tên gọi của thành phố là thành phố Thanh Hóa; có diện tích tự nhiên là hơn 228 km2 và hơn 615.000 người. Thành phố Thanh Hóa giáp các huyện: Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thành phố Sầm Sơn.
Thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa gồm: Phường Rừng Thông, phường Đông Thịnh, phường Hoằng Quang, phường Hoằng Đại.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Thanh Hóa gồm: Nhập toàn bộ 0,87 km2 diện tích tự nhiên và hơn 16.000 người của phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn. Sau khi nhập tên gọi của phường là phường Phú Sơn.
Sau khi nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, thành lập các phường và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thì tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố (thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn), 2 thị xã (thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn) và 22 huyện.
Thành phố Thanh Hoá có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã.
Cũng trong ngày 30/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thanh Hoá.
Theo đó, ngoài nhập huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hoá, thì Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng quyết nghị nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Nga Sơn, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hoá, huyện Yên Định, huyện Triệu Sơn, huyện Thạch Thành.
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã giao cho UBND tỉnh căn cứ các Nghị quyết đã được thông qua và các quy định để hoàn chỉnh hồ sơ, đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.