Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhận định của Lý Quang Diệu về thế giới

Báo giới gọi cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là "Kissinger của phương Đông" và những nhận định của ông về địa chính trị luôn được đánh giá cao.

a
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu phát biểu tại buổi ra mắt cuốn hồi ký One Man's View of the World (tạm dịch: Cách nhìn nhận của một con người về thế giới), năm 2013. Ảnh: Straitstimes

Như nhiều người bước sang tuổi "thất thập cổ lai hy", Lý Quang Diệu rất thích kể về cuộc sống của ông, những kỷ niệm mà ông đã chia sẻ với vợ trong những năm 60 và 3 người con của họ. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa ông và những lão niên khác là việc ông Lý luôn bận tâm tới những thách thức mà Singapore sẽ phải đương đầu khi ông qua đời.

Theo Diplomat, Singapore thực sự là đất nước của Lý Quang Diệu bởi ông chính là người lập quốc và sau đó giữ các chức vụ quan trọng như thủ tướng, bộ trưởng cao cấp và bộ trưởng cố vấn. Sau khi xem cuốn cuốn hồi ký Từ thế giới thứ ba đến Thế giới thứ nhấtCâu chuyện Singapore, nhà báo nổi tiếng Nicholas Kristof nhận định: "Nhiều nhà lãnh đạo đã cố định hình đất nước của họ như Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lenin ở Nga hay Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, nhưng không ai để lại dấu ấn sâu sắc hơn Lý Quang Diệu".

Ông Lý lo ngại về việc các nhà lãnh đạo Singapore tương lai có thể cho rằng, hòa bình và thịnh vượng của đảo quốc là điều tất yếu. Cựu thủ tướng cũng lo ngại Singapore có thể bị kẹt giữa sự mất lòng tin chiến lược ngày càng tăng giữa hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhận định về mối quan hệ Mỹ - Trung

Lý Quang Diệu không chỉ là đề ra những ý tưởng, mà c Ảnh: singapolitics
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu trong một cuộc phỏng vấn năm 2009. Ảnh: Singapolitics

Từ sự tôn trọng mà giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc dành cho cựu thủ tướng Singapore, giới chuyên gia đặc biệt quan tâm tới nhận định của ông Lý. Trong cuốn sách Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và thế giới, cố thủ tướng Singapore bình luận về mối quan hệ giữa hai quốc gia này.

"Một cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra, nhưng xung đột thì không. Đây không phải là Chiến tranh Lạnh, mà sẽ là sự tranh giành tầm ảnh hưởng. Tôi nghĩ cả hai nước đều phải nể nhau bởi Trung Quốc cần thị trường, công nghệ của Mỹ. Họ cũng cần những sinh viên du học tại Mỹ để nghiên cứu những phương thức kinh doanh nhằm đẩy mạnh sự phát triển", tạp chí Atlantic dẫn nhận định của ông Lý.

Lý Quang Diệu không đồng tình với khái niệm tình trạng suy thoái, vốn dần trở nên phổ biến trong giới bình luận Mỹ. Thay vào đó, người lập quốc của Singapore nhấn mạnh khả năng tái tạo của Washington, cũng như vô số thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt trong khi cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Dự đoán tương lai Trung Quốc 

Ông Lý Quang Diệu cho hay, từ tiến trình lịch sử và động lực hiện tại của Trung Quốc, người ta không nên ngạc nhiên trước việc nước này khát khao trở thành bá chủ thế giới.

Theo nhận định của ông, Trung Quốc vốn quen với suy nghĩ rằng, trong một hệ thống quốc tế, người Hoa là trung tâm và các nước láng giềng phải đóng góp cho họ. Ông Lý cũng dự đoán, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và sẽ gây khó khăn hơn cho quân đội Mỹ trong các hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tháng 5/2011, khi phóng viên hỏi liệu Trung Quốc có thế chân Mỹ để trở thành quốc gia thống trị châu Á và cuối cùng là toàn thế giới, ông Lý trả lời rằng: "Dĩ nhiên. Tại sao không chứ? Họ đã biến một xã hội nghèo đói bằng một bước tiến thần kỳ về kinh tế và nay trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới. Theo đà này, họ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 20 năm tiếp theo".

Năm 1993, trong một bài viết cho tạp chí Foreign Affairs, nhà báo Nicholas Kristof trích lời của cựu thủ tướng Singapore cho rằng, Trung Quốc là đối thủ lớn nhất trong lịch sử thế giới. 3 năm sau, ông Lý nhận định, Trung Quốc có thể sẽ tranh ngôi vị hàng đầu của Mỹ trong 3 thập kỷ tới.

Ấn Độ trong mắt Lý Quang Diệu

Trong cuốn Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và thế giới, cựu thủ tướng Singapore cho hay: "Trong các lần tôi tới thăm Ấn Độ vào năm 1959 và 1962, khi Jawaharal Nehru đang nắm quyền, tôi nghĩ Ấn Độ có triển vọng trở thành một xã hội phồn thịnh và một cường quốc lớn. Đến cuối thập niên 1970, tôi nghĩ họ sẽ trở thành một cường quốc quân sự lớn, chứ không phải một cường quốc mạnh về kinh tế do bộ máy quan liêu cứng nhắc của họ". 

Theo "người cha lập quốc" của Singapore, nếu Ấn Độ không trỗi dậy, châu Á sẽ bị nhấn chìm. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của New Delhi trong khu vực hoặc thông qua một sự dàn xếp an ninh địa phương.

Đồng tình với tầm nhìn về toàn cảnh thế giới của ông Lý, nhà báo Mỹ Arnaud de Borchgrave gọi nguyên thủ tướng Singapore là "Kissinger của phương Đông". Một điều tình cờ là cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng tuyên bố nhiều lần rằng, nhà lãnh đạo thế giới mà ông học hỏi được nhiều nhất chính là Lý Quang Diệu. Kissinger cũng từng nhận định rằng, thế giới sẽ không có một Lý Quang Diệu thứ hai.

Tầm nhìn và di sản chính trị của Lý Quang Diệu

Trong 31 năm giữ cương vị thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu luôn chú trọng yếu tố pháp luật, phúc lợi xã hội, đào tạo nhân tài trong chiến lược phát triển đất nước.

Ông Lý Quang Diệu chuẩn bị kỹ cho tương lai Singapore

Singapore - quốc đảo nhỏ bé với 5,4 triệu dân - sẽ như thế nào khi nhà lãnh đạo sáng lập đất nước qua đời?

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm