Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhạc công giao hưởng - những người ẩn mình dưới ánh đèn

Để tấu lên bản nhạc đầy cung bậc, một dàn nhạc giao hưởng cần quy tụ hàng chục đến hàng trăm nhạc công. Dù vậy, chẳng mấy người trong số đó được công chúng nhớ mặt, đặt tên.

Có nguồn gốc từ phương Tây, nhạc giao hưởng du nhập vào Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ XX. Năm 1993, nhà hát giao hưởng của TP.HCM chính thức được thành lập và sau 30 năm, nơi đây trở thành một trong số ít điểm lui tới dành cho người yêu dòng nhạc hàn lâm.

Nỗi niềm của nhạc công trong dàn nhạc giao hưởng

Được xem là dòng nhạc "khép mình trong tháp ngà", những chương trình mang tính hàn lâm như hòa nhạc thính phòng, giao hưởng in dấu trong tâm trí khán giả bởi cách chơi nhạc tử tế, chỉn chu và giàu cảm xúc. Giới nghệ sĩ cũng thường ví von nhạc giao hưởng là “thánh địa” riêng - nơi mà công chúng cảm nhận được sự rung cảm qua những nốt nhạc cổ điển chính thống. Đây cũng là lý do giao hưởng là dòng nhạc kén người nghe bởi đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về thẩm âm cũng như cách cảm thụ âm nhạc đặc thù.

Dù các dàn nhạc nói chung và nhạc trưởng nói riêng luôn hướng đến việc dung hòa tính hàn lâm - nghệ thuật với trình độ thưởng thức của công chúng (tức yếu tố giải trí), dòng nhạc này vẫn khó đến gần với khán giả, đặc biệt là lớp người trẻ.

Acecook,  Acecook Happiness Concert 2022 anh 1

Giao hưởng là dòng nhạc hàn lâm và kén người nghe.

Tại một đất nước chưa có nền móng vững vàng cho nền âm nhạc bác học, quá ít tầng lớp khán giả say âm nhạc cổ điển, những nhạc công trong các dàn nhạc giao hưởng phải nỗ lực gấp bội để đến gần hơn với công chúng.

Số nghệ sĩ, nhạc công được đào tạo bài bản (có khi lên đến hàng chục năm), có thể chơi trong dàn giao hưởng ngày một hạn chế. Trong khi đó, những nghệ sĩ biểu diễn được đào tạo bài bản trong và ngoài nước lại ít có điều kiện trình diễn trước công chúng vì không nhiều địa điểm hòa nhạc đủ tiêu chuẩn, thiếu đêm nhạc, khán giả ít ỏi, chế độ thù lao chưa tương xứng,...

Acecook,  Acecook Happiness Concert 2022 anh 2

Cũng như bao nghệ sĩ, dù gặp nhiều áp lực, giới nhạc công vẫn khao khát ánh đèn sân khấu, ước mơ đến gần khán giả.

Dù có tình yêu mãnh liệt với nhạc cổ điển, am hiểu và đầy tâm huyết với nghề, áp lực kinh tế vẫn tác động không nhỏ đến giới nhạc công. Các sân khấu nhỏ lẻ trở thành lựa chọn của không ít người khi nhà hát thính phòng, dàn nhạc giao hưởng không đủ đất diễn.

Chưa kể trong suốt giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, cả nước khép mình trong những đợt giãn cách, nhạc công nói riêng và giới nghệ sĩ nói chung phải “đóng băng” mọi hoạt động nghệ thuật. Gần 1 năm đại dịch cũng là khoảng thời gian họ rời xa sân khấu, ánh đèn và công chúng. Ai cũng đau đáu giấc mơ được trở lại với nhạc cụ, đắm mình trong thanh âm, lan tỏa cảm hứng cho nhiều khán giả, đặc biệt là người trẻ yêu nhạc giao hưởng.

Lan tỏa vẻ đẹp của nhạc giao hưởng qua những đêm nhạc

Ở Việt Nam, phần lớn người yêu nhạc biết dòng nhạc giao hưởng qua các buổi biểu diễn tại sân khấu lớn. Dù vậy, vài năm gần đây, các đêm nhạc giao hưởng, thanh xướng kịch hay vở opera được biểu diễn cộng đồng, miễn phí mở ra nhiều hy vọng cho giới nghệ sĩ, trong đó có các nhạc công. Đây là những sân khấu góp phần khơi dòng chảy, lan tỏa vẻ đẹp của nhạc giao hưởng tới công chúng, đưa nhạc hàn lâm đến với nhiều tầng lớp người nghe.

Nối dài những đêm nhạc giàu trách nhiệm xã hội, Acecook đưa “Acecook Happiness Concert” trở lại trong năm nay với những gương mặt nhạc công, nghệ sĩ giàu tài năng và tâm huyết. Đây là chương trình hòa nhạc thường niên được Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam hợp tác Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức trong hơn 6 năm qua.

Là luồng gió mới của âm nhạc cổ điển, đưa âm nhạc hàn lâm đến gần hơn với khán giả Việt, trở lại trong năm thứ 7, “Acecook Happiness Concert 2022” mang đến nhiều bản giao hưởng kinh điển, quy tụ dàn nghệ sĩ tài năng cũng như giọng ca nội lực.

Acecook,  Acecook Happiness Concert 2022 anh 3

Đêm nhạc nằm trong chuỗi sự kiện “Acecook Happiness Concert 2022”, được tổ chức tại Huế.

Tại các buổi hòa nhạc chính, khán giả được tận hưởng những bản giao hưởng kinh điển như “The Raider’s March” của John Williams, “God Father Theme” (Nino Rota sáng tác), “The Sound of Music” (Richard Rodgers),... Ngoài ra, người yêu nhạc có thể thưởng thức những bản nhạc tiêu biểu như “Pirates of the Caribbean” (Conducting Corner), “Giấc mơ mùa lá",… đồng thời gặp gỡ các gương mặt nổi tiếng.

Dẫu kỳ công, thách thức và tốn kém, các nhạc công của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vẫn nỗ lực để mang đến những đêm nhạc mãn nhãn. Những sân khấu để tôn vinh các nhạc công trẻ, những nghệ sĩ gạo cội của dòng nhạc cổ điển sẽ tiếp thêm nhiệt huyết nuôi dưỡng và đưa dòng nhạc hàn lâm vươn xa tại Việt Nam.

Thông qua những sân chơi âm nhạc cổ điển, các nhạc công có cơ hội tỏa sáng trên sân khấu, đồng thời lan tỏa tình yêu âm nhạc đến cho số đông đại chúng. Từ đó khán giả Việt có thể từng bước tiếp cận với nhạc cổ điển bằng tình yêu và đam mê.

Zing và Acecook Việt Nam đồng thực hiện tuyến nội dung "Âm nhạc lan tỏa hạnh phúc" theo thông điệp chương trình Acecook Happiness Concert 2022. Đúng theo cam kết chương trình, toàn bộ số tiền bán vé của hai đêm nhạc chính (ước tính tổng giá trị 200 triệu đồng), sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án âm nhạc vì cộng đồng. Sau thời gian nhận bài dự thi và chấm điểm, giải nhất được trao cho dự án "Hát ru - Để tiếng ầu ơ còn mãi...". Hai dự án "Giữ gìn và lan tỏa dân ca, dân vũ của đồng bào Vân Kiều, Pako ở miền núi Quảng Trị và Thừa Thiên Huế" và dự án "Ngôi nhà hạnh phúc - Ngôi nhà âm nhạc dành cho trẻ tự kỷ" đồng giải nhì.

Độc giả tham khảo thêm thông tin chi tiết chương trình và các dự án "Âm nhạc hạnh phúc" tại fanpage Acecook Vì Cộng Đồng.

Giang Chi Anh - Phan Châu Giang

Bình luận

Bạn có thể quan tâm