Giải Cống hiến trao cho cố nhà văn Trang Thế Hy vì những đóng góp xuất sắc cho văn học, cũng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Trang Thế Hy (29/10/1924 - 8/12/2015), tên thật Võ Trọng Cảnh, sinh tại Bến Tre, là tác giả sáng tác văn và thơ. Các bút danh khác của ông là Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Vũ Ái Văn, Song Diệp, Minh Phẩm… Ông tham gia hoạt động cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau năm 1975, ông sinh hoạt văn nghệ tại TP.HCM, làm biên tập viên Văn tại báo Văn nghệ TP.HCM. Ông được xem là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam bộ nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Nhà văn Trang Thế Hy từng được Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) với truyện ngắn Anh Thơm râu rồng; được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát, giải thưởng loại A của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2001 với tập truyện Nợ nước mắt…
Gần 50 năm cầm bút, Trang Thế Hy viết không nhiều, chỉ khoảng trên dưới 50 truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn của ông là một tuyên ngôn về cuộc sống mà độc giả tìm thấy tấm chân tình gần gũi, tha thiết mà ông dành cho cuộc đời. Những truyện ngắn gắn liền với tên tuổi Trang Thế Hy là Nắng đẹp miền quê ngoại (1964), Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ 13 (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993).
Ngoài viết văn, Trang Thế Hy còn sáng tác gần 20 bài thơ, trong đó có 13 bài in thành tập. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét các bài thơ đó có thể nói là hồn cốt của ông - một người hiền của văn chương Nam bộ.
Giải thưởng Văn học trao cho hai tiểu thuyết Miền đất mặn của Phùng Quang Thuận (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) và Sóng đời của Lương Hữu Quang (Nhà xuất bản Hội Nhà văn).
Giải thưởng Tác giả trẻ trao cho truyện dài Dị bản của Nguyễn Đinh Khoa (Nhà xuất bản Trẻ).
Giải thưởng Văn học dịch trao cho tác phẩm Song nguy thuyền (tác giả Tạ Lăng Khiết; Trần Trung Hỷ và Thanh Minh dịch, ChiBooks và Nhà xuất bản Lao động).
Tặng thưởng trao cho các tác phẩm thuộc ba lĩnh vực: văn xuôi, thơ và lý luận, phê bình.
Hồi kí Đã là thuyền, phải ra khơi của cố GS.TS Trần Hồng Quân (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) được Tặng thưởng ở hạng mục văn xuôi.
Vẽ nhớ của Thanh Hoàng và Năm ngón chưa đặt tên của Đinh Nho Tuấn (đều do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành) được Tặng thưởng ở hạng mục thơ.
Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng của Đoàn Minh Tuấn (Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Dưới những lớp sóng thời gian của Ngô Xuân Hội (Nhà xuất bản Hồng Đức), Tình ca tiếng nước ta của Dương Thành Truyền (Nhà xuất bản Trẻ) và Văn chương phương Nam của Hà Thanh Vân (Nhà xuất bản Dân Trí) được Tặng thưởng ở hạng mục lý luận, phê bình.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
Lộ diện những tác phẩm đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024
Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2024 trao cho 2 tác phẩm văn xuôi, 2 tác phẩm thơ, 1 tác phẩm lý luận phê bình, 1 tác phẩm văn học thiếu nhi và 2 tác phẩm của tác giả trẻ.
Trần Lê Khánh làm mới thể lục bát qua tập thơ 'Đồng'
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2025 hạng mục thơ đã gọi tên 3 tác phẩm: “Phục sinh” của Đào Quốc Minh, “Viễn ca” của Nguyễn Tiến Thanh và “Đồng” của Trần Lê Khánh.
Nguyễn Đinh Khoa đoạt giải thưởng Văn học trẻ của Hội Nhà văn TP.HCM
Nhà văn Nguyễn Đinh Khoa vừa nhận tin vui được giải thưởng Văn học trẻ của Hội Nhà văn TPHCM, với tác phẩm truyện dài "Dị bản" (NXB Trẻ).