Câu 1: Trong các văn, thi sĩ dưới đây, ai được xem là "chủ soái" của Tự lực văn đoàn?
Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam được xem là "chủ soái" của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông cùng anh em cộng tác viên báo "Phong hóa" lập nhóm Tự lực văn đoàn năm 1933. Tên gọi có ý nghĩa là văn đoàn tự sức mình gây dựng lấy mà không nhờ thế lực nào. Ảnh tư liệu của bà Trương Kim Anh. |
Câu 2: Trong những tác phẩm dưới đây của Thạch Lam, tác phẩm nào là tùy bút?
Các tác phẩm "Hai đứa trẻ", "Nắng trong vườn" đều là thể loại truyện ngắn, còn "Theo giòng" là cảo luận của Thạch Lam về văn nghệ. Riêng "Hà Nội băm sáu phố phường" được in năm 1943 bởi NXB Đời nay là thể loại tùy bút Thạch Lam viết về Hà Nội với những vấn đề về địa dư, phong tục, văn hóa. Tranh: Đinh Cường. |
Câu 3: Trong tác phẩm "Hồn bướm mơ tiên", nhân vật nào là gái giả trai?
"Hồn bướm mơ tiên" là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng và là một trong những văn phẩm nổi tiếng của ông. Trong truyện, Lan là chú tiểu ở chùa Long Giáng nhưng thực ra là con gái giả trai, sau bị Ngọc phát hiện và đem lòng yêu. Ảnh: Gia Hạ. |
Câu 4: Đâu là bút danh của nhà văn Hoàng Đạo?
Trong nhóm Tự lực văn đoàn, về văn nghiệp của Hoàng Đạo, Vũ Ngọc Phan trong tác phẩm phê bình văn học "Nhà văn hiện đại" đã xếp ông vào nhóm “tiểu thuyết gia luận đề” cùng người anh Nhất Linh, nhưng có nét khác là “tuy cũng thuộc loại tiểu thuyết luận đề, khác với tiểu thuyết của Nhất Linh ở chỗ có khuynh hướng xã hội”. Ông dùng bút danh Tứ Ly khi viết báo "Ngày nay". Ảnh: VOV. |
Câu 5: Báo "Ngày nay" - cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn - bị đình bản lần đầu sau khi ra bao nhiêu số?
Tờ "Ngày nay" ra đời sau tờ "Phong hóa" hai năm (1935) với tôn chỉ "sẽ đưa các bạn đi từ rừng đến bể, từ thành thị đến thôn quê, xem các trạng thái hiện có trong xã hội". Sau khi ra được 13 số, vì in ấn tốn kém, "Ngày nay" bị đình bản. Phải đến năm 1936, khi "Phong hóa" bị thu giấy phép, "Ngày nay" mới được tục bản. Ảnh: Blog huynhvanhuehvh |
Câu 6: Nhà thơ Tú Mỡ của nhóm Tự lực văn đoàn tên thật là?
Độc giả quen thuộc với nhà thơ trào phúng Hồ Trọng Hiếu qua bút danh Tú Mỡ khi ông phụ trách mục "Giòng nước ngược" trên báo "Phong hóa". Sau này, Hồ Trọng Hiếu có bút danh Bút Chiến Đấu nhưng với độc giả, Tú Mỡ vẫn là thương hiệu riêng của ông trong lòng họ. Ảnh: Báo điện tử Tổ quốc. |
Câu 7: Đâu là tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, một thành viên của Tự lực văn đoàn?
Trong các tác phẩm trên, "Lê Phong phóng viên" là tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ với nhân vật Lê Phong là phóng viên báo "Thời thế" có sự thông minh, dí dỏm và tài tử. Đây là sự sáng tạo theo kiểu hình mẫu Sherlock Holmes của Conan Doyle. |