Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà sáng lập Instagram: ‘Thời điểm vàng để làm mạng xã hội mới đã tới’

Sau khi bán mình cho Facebook, hai nhà đồng sáng lập Instagram đã trở lại với một mạng xã hội hoàn toàn mới, tham vọng nối tiếp thành công của 13 năm trước.

Kevin Systrom và Mike Krieger đã sáng lập Instagram vào năm 2010. Ảnh: New York Times.

Những ngày đầu khởi nghiệp, Kevin Systrom và Mike Krieger từng tham vọng trở thành kẻ dẫn đầu làn sóng công nghệ tương lai. Họ đã tạo ra một công cụ chụp ảnh rất đơn giản, có tên là Instagram. Vào thời điểm đó, lĩnh vực chụp ảnh bằng smartphone đang ở giai đoạn tăng trưởng thần tốc nhờ sự ra đời của iPhone.

Systrom và Krieger đã tạo ra một ứng dụng với rất nhiều bộ lọc (filter) nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh. Tính năng này đã đưa Instagram trở thành ứng dụng ảnh phổ biến nhất chỉ trong thời gian ngắn.

“Với nhiều người, Instagram trước hết là một app filter ảnh, sau đó mới được xem là mạng xã hội”, Systrom chia sẻ. Theo ông, những nền tảng thành công nhất thường bắt đầu là một công cụ chuyên dụng, sau đó mới phát triển thành mạng xã hội giống như cách Instagram đã phát triển.

‘Hậu duệ’ của Instagram

Không lâu sau đó, hai nhà đồng sáng lập Instagram đã nhanh chóng vượt mặt những ứng dụng chụp ảnh cùng thời và trở nên giàu có nhờ bán cho Facebook vào năm 2012. Lúc này, họ đã rời khỏi Instagram vì mâu thuẫn với CEO Mark Zuckerberg. Nhưng 4 năm sau, hai nhà đồng sáng lập quyết định quay lại để tạo ra một ứng dụng hoàn toàn mới: app đọc tin có tên Artifact.

Systrom và Krieger muốn tạo ra một mạng xã hội thành công vượt qua cả Instagram nhưng với ý tưởng nền tảng là xây dựng một công cụ đơn giản và hữu dụng với người dùng. Ứng dụng sẽ có trang chủ cuộn dọc với các bài báo, cá nhân hóa với sở thích mỗi người. Người dùng phải nhập ít nhất 10 thể loại tin mà họ yêu thích và những đầu báo thường đọc.

Lam mang xa hoi moi anh 1

Artifact là ứng dụng đọc báo hoạt động bằng thuật toán đề xuất giống TikTok. Ảnh: Gizmodo.

Sau đó, thuật toán sẽ theo dõi hành vi người dùng để tìm ra bài báo phù hợp và hiển thị. Ứng dụng này cũng yêu cầu người dùng xem ít nhất 25 bài báo trong vòng 2 tuần để có thể cá nhân hóa các đề xuất.

Artifact sẽ tích hợp cả tính năng giao tiếp xã hội để người dùng thảo luận những tin tức mình đọc với người khác “Tôi hy vọng sau này nó sẽ biến thành một mạng xã hội”, Systrom nói.

Trên thực tế, đây không phải là một ý tưởng mới, Bloomberg nhận định. Apple News, đối thủ tiềm năng của Artifact, có lợi thế hơn hẳn vì được cài đặt sẵn trên mọi iPhone. Bên cạnh đó, việc xây dựng mình nền tảng mạng xã hội mới không hề dễ dàng khi thị trường đã bị những tên tuổi lớn độc chiếm từ lâu như Meta, Google…

Facebook, Twitter xuống dốc, mạng xã hội mới lên ngôi

Song, Artifact vẫn còn cơ hội. Facebook đang có dấu hiệu chững lại và rời khỏi thị trường phát hành tin tức trên ứng dụng, cắt hợp đồng với các nhà phát hành tin. Thay vào đó, họ muốn phát triển mảng video ngắn để cạnh tranh với TikTok.

Còn Twitter, ứng dụng từng nổi tiếng với những người thích đọc báo, đã trở thành một mớ hỗn độn kể từ khi về tay Elon Musk, khiến người dùng rời đi và chuyển sang các nền tảng khác. Do đó, Bloomberg cho rằng đây chính là thời điểm vàng để phát hành một mạng xã hội mới, đặc biệt là mạng xã hội tập trung về tin tức.

Lam mang xa hoi moi anh 2

Hai nhà đồng sáng lập tham vọng sẽ lặp lại thành công của Instagram. Ảnh: New York Times.

Chia sẻ với trang tin, Systrom cho biết ông rất quan tâm đến những công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới ra mắt gần đây. Công nghệ AI đã cải tiến khả năng thông hiểu và tạo lập văn bản của máy tính, trở thành nền tảng cho những app như Artifact.

Mặc dù AI đã xuất hiện trong giới công nghệ từ lâu, những công cụ AI tạo sinh gần đây như ChatGPT với khả năng viết, vẽ, làm video mới bắt đầu thu hút sự chú ý và ứng dụng vào các hệ thống sẵn có. Theo Systrom, các cải tiến về mô hình ngôn ngữ đã sinh ra hàng loạt startup mới như cách iPhone đã đi đầu với thị trường smartphone và thành công đến tận ngày nay.

Ở giai đoạn đầu, Artifact sẽ dùng AI để quét một loạt các bài báo, sau đó chọn ra bài báo phù hợp. Nhưng trong tương lai, Systrom hy vọng sẽ tự tạo nội dung riêng, dùng các phần mềm sinh văn bản tự động (text-generation) để tổng kết và phân tích các sự kiện có quy mô lớn.

Theo Bloomberg, hai nhà đồng sáng lập có lợi thế lớn so với các đối thủ khác với nguồn vốn tự thân khổng lồ cùng danh tính đã có trước đó với Instagram. Đây là những yếu tố giúp sản phẩm tiếp theo của họ dễ thu hút sự chú ý của giới công nghệ. Song, Systom cũng cho rằng cơ hội để trở thành mạng xã hội lớn tiếp theo là rất mong manh. “Rất khó để xây dựng mọi thứ từ con số 0”, ông nói.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

TikTok 'nhăm nhe' mảng kinh doanh trị giá 112 tỷ USD của Google

Nguồn tin nội bộ từ TikTok tiết lộ mạng xã hội này đang tích cực thúc đẩy sản phẩm tìm kiếm với các nhà quảng cáo, đối đầu trực tiếp với ông lớn Google.

Facebook phải thu tiền khi người dùng lười biếng

Các gói dịch vụ trả phí trên mạng xã hội hướng đến những khách hàng chuyên nghiệp, tạo ra phần lớn nội dung trên nền tảng. Trong khi đó, nhóm người dùng còn lại có ít hoạt động.

Elon Musk da dung ve tick xanh hinh anh

Elon Musk đã đúng về tick xanh

0

Quyết định biến tick xanh thành tính năng tính phí của ông chính là con bài kinh doanh rất hiệu quả. Từ nay, người dùng sẽ bước vào kỷ nguyên mới: trả tiền để sử dụng mạng xã hội.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm