Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà sản xuất xe đạp hàng đầu: 'Kỷ nguyên Made in China đã kết thúc'

Giant Manufacturing - nhà sản xuất xe đạp hàng đầu thế giới - tiết lộ đã quyết định chuyển một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về Đài Loan ngay từ tháng 9/2018.

Theo Bloomberg, Giant Manufacturing "ngửi mùi" nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc từ rất sớm. Nhà sản xuất xe đạp hàng đầu thế giới quyết định di dời dây chuyền sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ tại Trung Quốc về Đài Loan hồi tháng 9/2018. 

Khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu lên tiếng đe dọa sẽ áp thuế trừng phạt 25% lên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc. "Ngay khi đó chúng tôi đã nghĩ đó là lời đe dọa nghiêm trọng và lập tức bắt đầu việc di dời", Bloomberg dẫn lời Chủ tịch Giant Bonnie Tu cho biết. 

Trên thực tế, Giant là chỉ là một trong nhiều công ty sản xuất đang di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.

ky nguyen anh 1
Bà Bonnie Tu, Chủ tịch Giant Manufacturing. Ảnh: Liv Cycling.

Hồi đầu tuần, Intel là công ty toàn cầu mới nhất thông báo đang xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng, trong khi Li & Fung Ltd - nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới - nói thẳng chiến thương mại Mỹ - Trung đang gây sức ép buộc công ty tìm kiếm địa điểm sản xuất khác ngoài Trung Quốc.

“Từ năm ngoái, tôi đã xác định thời đại Made In China và vai trò phân phối toàn cầu của nền kinh tế này đã kết thúc”, bà Tu cho biết. Đến cuối năm 2018, nhà sản xuất xe đạp hàng đầu thế giới đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc và chuyển dây chuyền sản xuất của phần lớn đơn hàng xuất sang Mỹ ra khỏi quốc gia tỷ dân.

Hồi tháng 7/2018, Giant thông báo họ đang xây dựng một nhà máy ở Hungary. Hiện tại hãng có một nhà máy ở Đài Loan, một ở Hà Lan và vẫn còn 5 ở Trung Quốc. Công ty này cũng cho biết đang tìm kiếm đối tác ở Đông Nam Á. 

ky nguyen anh 2
Nhà máy sản xuất xe đạp Giant tại Đài Trung, Đài Loan. Ảnh: Maurice Tsai/Bloomberg

“Thế giới không còn phẳng nữa. Khái niệm thế giới phẳng không còn phù hợp với nhiều khu vực trên thế giới”, bà Tu khẳng định. CEO Li & Fung Ltd Spencer Fung cũng đồng ý với quan điểm này.

Theo doanh nhân Fung, Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới" nhờ khả năng sản xuất hàng hóa hiệu quả. Nhưng chiến tranh thương mại buộc các doanh nghiệp phải tư duy lại chiến lược gia công toàn cầu và tìm kiếm những địa chỉ mới bên ngoài Trung Quốc. 

Theo Wall Street Journal, các số liệu về sản lượng công nghiệp và đầu tư chính phủ Trung Quốc mới công bố cho thấy GDP nước này có khả năng tăng dưới 6% trong năm nay, trừ khi Bắc Kinh có những biện pháp kích thích kinh tế. Hồi đầu năm, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%. 

Trước Trung Quốc, Mỹ từng 'hạ gục' Nhật trên chiến trường thương mại

Trung Quốc đang vật vã trong cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể nhìn kinh nghiệm "đau thương" của Nhật Bản thời thập niên 1980-1990 để rút ra bài học.



Minh Tú

Bạn có thể quan tâm