Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nhà báo Trương Vĩnh Ký nắm tờ 'Gia Định báo' năm nào?

Cùng tìm hiểu một số thông tin về báo chí quốc ngữ nước ta buổi ban đầu liên quan đến "Gia Định báo", "Phụ nữ tân văn"... cùng Trương Vĩnh Ký, Tản Đà...

Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 1

Câu 1: Ai là Chánh Tổng tài điều khiển "Gia Định báo" lúc báo mới ra đời năm 1865?

  • Trương Vĩnh Ký
  • Ernest Potteaux
  • Trương Minh Ký
  • Huỳnh Tịnh Của

Gia Định báo ra số đầu tiên ngày 15/4/1865 theo Nghị định ngày 1/4/1865 của Chuẩn Đô đốc, Tổng tư lệnh, Quyền Thống đốc Nam Kỳ Pierre Gustave Roze. Theo đó, Ernest Potteaux - một viên thông ngôn người Pháp của Soái phủ Nam Kỳ được giao phó cho làm “Chánh Tổng tài” điều khiển báo.

Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 2

Câu 2: Trương Vĩnh Ký được xem là nhà báo đầu tiên của nước ta. Ông nắm tờ "Gia Định báo" năm nào?

  • Năm 1869
  • Năm 1889
  • Năm 1865
  • Năm 1896

Tháng 9/1869, ông Trương Vĩnh Ký được chỉ định phụ trách tờ Gia Định báo với chức vụ “Rédacteur en chef” (Chủ bút), lương hàng năm 3.000 francs, theo Quyết định ngày 16/9/1869 của Chuẩn Đô đốc, Tổng tư lệnh, Quyền Thống đốc Nam Kỳ Marie Gustave Hector Ohier.

Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 3

Câu 3: Ai là người đã sáng lập nên tờ "Phụ nữ tân văn"?

  • Phan Khôi
  • Đào Trinh Nhất
  • Nguyễn Đức Nhuận
  • Vân Đài

Phụ nữ tân văn là một trong những tờ báo dành cho giới nữ, ra đời sau tờ Nữ giới chung với tiêu chí "Phấn son tô điểm sơn hà/Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam". Báo được sáng lập năm 1929 bởi Nguyễn Đức Nhuận, có bút danh Bút Trà. Các nhà báo Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Vân Đài... đều viết cho báo.

Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 4

Câu 4: Báo "Tiếng dân" ra đời năm 1927. Tòa soạn báo ở đâu?

  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Đà Nẵng
  • Huế

Báo Tiếng dân được cụ Huỳnh Thúc Kháng thành lập năm 1927 với số đầu tiên ra ngày 10/8/1927 và đình bản ngày 28/4/1943. Trụ sở của báo ở đường Đông Ba (đường Huỳnh Thúc Kháng hiện nay) của Huế. Báo có sự tham gia của nhiều tay bút nổi tiếng như Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Phan Bội Châu, Thanh Tịnh...

Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 5

Câu 5: Sự nghiệp báo chí của Phạm Quỳnh gắn liền với tờ báo nào?

  • Tri Tân tạp chí
  • Đông Dương tạp chí
  • Nam Phong tạp chí
  • An Nam tạp chí

Là Chủ bút của Nam Phong tạp chí thời gian 1917-1932, Phạm Quỳnh đã viết nhiều thể loại: dịch, khảo cứu, bình luận… trên báo này. Báo dưới tay điều khiển của Phạm Quỳnh, Nam Phong tạp chí đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về văn chương, chính trị và tên tuổi Phạm Quỳnh được biết đến rộng rãi. Năm 1932, ông vào Huế tham gia chính quyền vua Bảo Đại.

Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 6

Câu 6: Khai sinh "An Nam tạp chí", Tàn Đà đã ví tờ báo của mình với hình ảnh gì?

  • Chiếc hỏa xa
  • Xe tay kéo
  • Chiếc thuyền nan
  • Người bộ hành

An Nam tạp chí hiện diện trong làng báo Việt ngày 1/7/1926, chủ nhân là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tản Đà đã có bài thơ “Sông cái chiếc thuyền nan” đăng trên số 1 để ví tờ báo của mình với với hình ảnh "chiếc thuyền nan bé tẻo heo" trong đoạn thơ "Thả chiếc thuyền nan bé tẻo heo,/Cũng buồm, cũng cột, cũng giây lèo./Nghìn trùng sóng gió ba khoang nứa,/Bốn mặt non sông một mái chèo".


Nha bao Truong Vinh Ky nam to "Gia Dinh bao" nam nao? anh 7

Câu 7: Tờ "Lục tỉnh tân văn" ra đời năm 1907 là tờ báo dạng nào?

  • Tuần báo
  • Nhật báo
  • Tạp chí
  • Bán nguyệt san

Ngay ở trang đầu, Lục tỉnh tân văn đã thể hiện là tờ tuần báo với dòng chữ ghi "Mỗi tuần đăng báo ngày thứ Năm" cả bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán. Đây là một trong những tờ báo "sống lâu" trong làng báo (1907-1944). Nhà báo, nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu từng là chủ bút của báo này trong 50 số đầu trước khi bị bắt vì tham gia phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ.

Khi đến Lâm Truy, người đầu tiên Thúy Kiều gặp là ai?

Giá trị văn học của "Truyện Kiều" trải qua thời gian vẫn luôn được các thế hệ trân trọng, tìm hiểu và đón nhận.

Trần B.A

Bạn có thể quan tâm