Hơn một thập kỷ qua, không có sản phẩm công nghệ nào có tác động sâu rộng đến cuộc sống con người như iPhone. Nó đã mở ra kỷ nguyên điện thoại thông minh, giúp con người thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin, giải trí và giao tiếp. Có thể trong nhiều năm sau nữa, sẽ không có sản phẩm nào có thể tạo ra cuộc cách mạng như thế.
Màn hình cảm ứng đa điểm là mấu chốt tạo nên thành công của iPhone. Ảnh: BGR |
Trở lại những năm 2000, khi những chiếc Motorola Razr ở thời kỳ đỉnh cao, ý định kinh doanh di động của Apple có thể là một điều nực cười. Nhưng khi iPhone ra mắt, nó đã khiến thế giới phải nhìn nhận sự đột phá, sáng tạo mà không hãng công nghệ nào làm được vào thời điểm đó. iPhone trở thành một chuẩn mực của thiết kế, tuyệt tác của kỹ thuật.
Mức tiêu thụ iPod tăng vọt cạnh tranh mạnh mẽ với những thiết bị âm thanh khác. Doanh số iPod chiếm 45% lợi nhuận của công ty vào năm 2005. Điều này đã giúp Apple củng cố vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, nó lại làm Jobs lo lắng. Ông sợ rằng các nhà sản xuất di động sẽ nhanh chóng nhập cuộc. Họ sẽ trang bị những chiếc di động có khả năng chơi nhạc. Điều này sẽ là dấu chấm hết cho iPod.
Cùng với đó là sự cộng tác không thành công giữa Apple với Motorola khi tạo ra chiếc Rokr. Thậm chí Jobs từng nói: "Tôi phát ốm vì phải cộng tác với những công ty ngớ ngẩn như Motorola". Ám ảnh này đã thôi thúc ông việc phải tại ra iPhone.
Tony Fadell, người được mệnh danh cha để của iPod đã có buổi phỏng vấn với VentureBeat về chiếc iPhone đầu tiên. Theo ông, nguyên mẫu iPhone đầu tiên là chiếc iPod có khả năng đàm thoại.
Bên trong căn phòng bí mật tạo nên iPhone. Ảnh: BGR |
"Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu tạo ra chiếc điện thoai iPod. Nghĩa là chiếc iPod với module điện thoại bên trong đó. Tuy nhiên, chúng tôi gặp nhiều vấn đề với việc sử dụng bánh xe cuốn, đặc biệt trong việc thực hiện cuộc gọi".
Theo Fadell, cũng vào khoảng thời gian đó, Apple cũng đang theo đuổi công nghệ cảm ứng đa điểm. Năm 2005, Apple bí mật mua lại một công ty nhỏ có tên là FingerWorks chuyên sản xuất bàn xúc giác đa điểm.
Fadeel vẫn cố hết sức phát triển bánh xe cuốn trên iPod nhưng kỹ sư của hãng vẫn gặp vấn đề với việc thực hiện cuộc gọi. Steve Jobs nhanh chóng đặt cược vào công nghệ cảm ứng đa điểm. Ông muốn một thiết bị có màn hình lớn và không có bàn phím cơ học.
"Việc nghiên cứu chiếc điện thoại iPod đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, một ngày Steve Jobs gặp tôi và cho tôi xem một chiếc bàn lớn mô phỏng màn hình cảm ứng đa điểm. Jobs nói công ty cần đưa màn hình cảm ứng đa điểm lên trên iPod. Từ việc nghiên cứu điện thoại, chúng tôi chuyển qua xây dựng màn hình cảm ứng chạm".