Theo Bloomberg, giá dầu cọ tăng vọt sau khi Indonesia - nước sản xuất dầu cọ hàng đầu - đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn. Giới quan sát cảnh báo động thái này có thể làm trầm trọng thêm lạm phát lương thực toàn cầu.
Giá dầu cọ tương lai giao tháng 7 đã tăng 6% lên 6.738 ringgit (tương đương 1.550 USD) ở Kuala Lumpur - mức cao nhất kể từ ngày 11/3. Hôm 22/4, Indonesia cho biết lệnh cấm xuất khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 28/4 và kéo dài cho tới khi tình trạng thiếu hụt trong nước được giải quyết.
Xuất khẩu dầu thực vật của các quốc gia trên thế giới | ||||||
Nguồn: Ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong năm 2021-2022 | ||||||
Nhãn | Ukraine | Argentina | Malaysia | Indonesia | Các nước khác | |
triệu tấn | 5.4 | 6.8 | 17.6 | 30.5 | 25.4 |
Tác động lớn
Indonesia chiếm gần 60% nguồn cung dầu cọ trên toàn cầu. Động thái của nước này có thể khiến các chính phủ khác trên thế giới đưa ra những lệnh cấm tương tự. Họ đều phải đảm bảo nguồn cung trong nước khi giá lương thực toàn cầu tăng cao.
Lệnh cấm của Indonesia có nguy cơ làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu, vốn đã leo thang mạnh mẽ và đe dọa gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn diện.
"Với thế giới, nguồn cung dầu ăn của Indonesia không thể thay thế. Đây chắc chắn là đòn giáng lớn", ông Carlos Mera - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Hàng hóa Nông nghiệp tại Robobank - nhận định.
Động thái bất ngờ của Indonesia đã đặt ra nhiều câu hỏi chưa có lời giải, nhất là vào thời điểm nguồn cung của các loại dầu ăn khác như dầu hướng dương cũng bị gián đoạn bởi căng thẳng ở khu vực Biển Đen
Ông Avtar Sandu - Giám đốc cấp cao tại Phillip Nova
"Chúng ta có thể chứng kiến một vài sản phẩm khác bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu. Điều này có thể khiến mối lo ngại phình to", ông Mera của Rabobank cảnh báo.
"Việc dừng xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô - vốn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm từ bánh ngọt đến mỹ phẩm - có thể làm gia tăng chi phí cho những nhà xuất khẩu thực phẩm đóng gói trên toàn cầu", ông Avtar Sandu - Giám đốc cấp cao tại Phillip Nova - cảnh báo.
"Động thái bất ngờ của Indonesia đã đặt ra nhiều câu hỏi chưa có lời giải, nhất là vào thời điểm nguồn cung của các loại dầu ăn khác như dầu hướng dương cũng bị gián đoạn bởi căng thẳng ở khu vực Biển Đen", ông nói thêm.
Xung đột Nga - Ukraine đã làm chao đảo thị trường dầu hướng dương toàn cầu. Điều này cũng siết chặt nguồn cung của những loại dầu thực vật khác, được sử dụng trong thực phẩm, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Lạm phát lương thực
Nguồn cung dầu ăn toàn cầu cũng bị đe dọa bởi thời tiết khắc nghiệt. Sản lượng đậu nành ở Nam Mỹ - nhà sản xuất lớn nhất thế giới - lao dốc vì tình trạng khô hạn. Hạn hán tại Canada cũng làm giảm sản lượng hạt cải dầu và thu hẹp nguồn cung.
Nguồn cung khan hiếm và giá cả tăng cao có thể làm trầm trọng tình trạng lạm phát ở các nền kinh tế lớn như Mỹ. Nhưng những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ sẽ chịu tác động nặng nề. Bởi họ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu cọ, loại dầu thực vật rẻ hơn dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải.
Theo chuyên gia Brice Dunlop tại Fitch Solutions, những thay đổi về giá cả có thể dẫn tới bất ổn xã hội, nhất là ở Ấn Độ. "Ấn Độ đã từng có rất nhiều vụ bạo động liên quan đến tình trạng thiếu hụt thực phẩm, trong khi dầu thực vật lại là thành phần chính của rất nhiều món ăn tại đây", ông cảnh báo.
Tại Ấn Độ, lạm phát đã vượt quá giới hạn 6% trong phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương trong 2 tháng liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế cũng lao dốc. Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ cho biết ở thời điểm hiện tại, họ đang tập trung vào rủi ro tăng trưởng hơn là lạm phát.
"Với chiến tranh, các lệnh trừng phạt và nguy cơ thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, nền kinh tế toàn cầu đang bị kéo đến bờ vực thẳm”, ông Michael Debabrata Patra - Phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ - cảnh báo.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung dầu ăn toàn cầu cũng có thể khiến cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trên toàn cầu càng thêm trầm trọng. Đại dịch và xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra cú sốc lớn cho nguồn cung lương thực toàn cầu.
Đại dịch đã khiến số người nghèo đói tăng khoảng 18% lên 720-811 triệu người. Đầu tháng trước, Liên Hợp Quốc cảnh báo chỉ riêng tác động của chiến tranh đối với thị trường lương thực toàn cầu có thể khiến thêm 7,6-13,1 triệu người rơi vào cảnh đói.
Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột kéo dài, bao gồm Yemen, Syria, Nam Sudan và Ethiopia, đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Giới quan sát lo ngại tình hình có thể nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn.
Thế giới khan hiếm dầu ăn vì xung đột Nga - Ukraine
Xung đột Nga - Ukraine và các đòn trừng phạt đã đẩy giá dầu ăn trên thế giới tăng vọt. Hiện nguồn cung có khả năng khan hiếm hơn nữa sau lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia.
Mạnh tay nâng lãi suất, Mỹ có thể đối mặt nguy cơ suy thoái kinh tế
Theo giới quan sát, FED đã quá chậm chạp trong việc nâng lãi suất. Điều đó khiến cơ quan này phải vội vã chặn đà tăng giá và đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế.
Loại bỏ người bàn lùi, thiếu trách nhiệm ở dự án sân bay Long Thành
Thủ tướng nêu rõ mục tiêu cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.