Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Việt và xu hướng 'chuộng hàng ngoại'

Kết quả thống kê từ nhiều khảo sát cho thấy người Việt ngày càng chuộng hàng ngoại. Và tỷ lệ người tiêu dùng Việt mua hàng nội giảm 22% xuống còn 70% chỉ sau một năm.

Một trong những nguyên nhân của xu hướng chuộng hàng ngoại trong phần đông người Việt xuất phát từ tâm lý muốn thể hiện đẳng cấp, bên cạnh lí do về chất lượng sản phẩm và yếu tố "độc - lạ". Tuy nhiên, việc mua hàng xách tay vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, hay thậm chí là những nỗi phiền toái thành hình lẫn có tên.

Niềm đam mê với những món hàng ngoại

Chuộng hàng ngoại - xu hướng không còn xa lạ với người Việt trong vài năm trở lại đây. Các con số thống kê hàng năm đều chỉ ra nhu cầu sử dụng hàng nhập đang tăng và theo hướng ngày càng nhanh.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, sau khi đã trang trải hết các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các khoản mục lớn, nhằm nâng cao chất lượng đời sống. Trong đó, gần phân nửa thường sử dụng tiền nhàn rỗi để mua sắm quần áo mới, tỷ lệ này chiếm 49%.

Tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng một phần xuất phát từ mong muốn được khẳng định đẳng cấp. Không chỉ các sản phẩm có giá trị cao như hàng điện tử, thời trang, các mặt hàng tiêu dùng thương hiệu ngoại cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Trung bình cứ 10 người mua bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp và đồ uống không cồn thì khoảng 4 người lựa chọn sản phẩm nhập khẩu. Khảo sát này được Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành trên quy mô toàn quốc, thu thập hơn 16.000 ý kiến phản hồi.

tiki.vn anh 1
Xu hướng mua hàng ngoại được nhiều người Việt săn đón.

Tuy năm 2017 sản phẩm nội địa vẫn chiếm ưu thế với hơn 92% người tiêu dùng thường xuyên sử dụng nhưng tỷ lệ người yêu thích hàng có xuất xứ nước ngoài đang nhích lên. Khảo sát của cuộc điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao 2018 cũng cho thấy chỉ sau một năm, tỷ lệ người tiêu dùng Việt yêu thích và thường mua sản phẩm trong nước đã giảm lần lượt 18% và 22%, chỉ còn 60% và 70%.

Bất tiện nảy sinh từ hàng xách tay

Dân số Việt Nam hơn 90 triệu người, 20% trong số đó có thu nhập cao và khá cao, chiếm 80% lượng chi tiêu. Cùng với đó, cơ cấu dân số trẻ, dễ dàng tiếp thu những điều mới lạ trở thành một trong những lý do khiến số người thích và chi tiền cho hàng nhập khẩu ngày càng tăng. 

Thậm chí, phần đông chấp nhận chi trả mức giá cao gấp 2-3 lần cho cùng mặt hàng được cho có xuất xứ nước ngoài mà không biết chính xác chất lượng sản phẩm. Ví dụ khi muốn mua sản phẩm son mang thương hiệu Hàn Quốc, chỉ cần lên trang tìm kiếm, người dùng dễ lạc vào “ma trận giá” từ hàng trăm shop khác nhau. Cùng một lời khẳng định chính hãng, xách tay, có những shop rao giá gần 400.000 đồng nhưng cũng có địa chỉ bán với mức một nửa, hay thậm chí là 1/5. Trên thực tế, người mua dựa trên niềm tin và số đông, tập trung vào địa chỉ thu hút nhiều lượt theo dõi, chia sẻ trên mạng xã hội mà vẫn khó có căn cứ để xác định, đâu là mức giá tốt nhất.

Chưa kể, nếu mua hàng xách tay, bạn còn phải chờ đợi một khoảng thời gian khá lâu kể từ lúc đặt hàng cho đến lúc mở hộp. Phí ship từ nước ngoài qua các kênh trung gian cũng không hề rẻ. Gian nan hơn nữa là quá trình bảo hành hoặc phát sinh nhu cầu đổi, trả vì sai sót từ nhà sản xuất. Nhiều trường hợp ngậm đắng nuốt cay vì thấy quy trình trả lại còn phức tạp hơn.

tiki.vn anh 2
Tiki.vn chính thức cập nhật trên gian hàng của mình các sản phẩm xuất xứ nước ngoài.

Thực tế trên đặt ra một xu hướng mới cho các siêu thị, dịch vụ mua sắm online. Đó là tìm đến phương thức liên kết trực tiếp với thương hiệu ngoại hoặc chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp ở các nước bản địa. Chiến lược này nhằm lấy lại niềm tin người tiêu dùng và tìm kiếm nguồn hàng ổn định.

Điển hình, website thương mại điện tử Tiki.vn đã cập vào danh sách của mình các mặt hàng xuất xứ nước ngoài. Theo đó, người dùng sẽ chọn sản phẩm có ký hiệu “Hàng giao từ nước ngoài” hoặc vào gian hàng Đài Loan tham khảo.

Gian hàng Đài Loan bày bán các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp và các thương hiệu nổi tiếng xứ Đài đã có mặt tại Việt Nam. Các mặt hàng bao gồm sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như công nghệ - máy ảnh, mẹ và bé, thực phẩm, gia dụng, mỹ phẩm… Để có thêm thông tin và mua hàng, độc giả truy cập tại đây.

Giang Di Linh

Bạn có thể quan tâm