Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Việt ngày càng mê đọc sách

Trung bình mỗi người Việt đọc 4 quyển sách, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, còn lại là sách khác, tăng 0,4 quyển so với năm 2013, 2012, theo khảo sát của Cục Thống kê.

Những năm gần đây, thị trường sách, văn hoá đọc đang dần hồi sinh. Từ TP HCM, Hà Nội đến các tỉnh thành lân cận, đường sách, hội sách liên tục được tổ chức với quy mô rầm rộ, thu hút sự chú ý của bạn đọc mọi lứa tuổi. Ngoài nguồn lợi về kinh tế, sức ảnh hưởng của văn hoá đọc đến đời sống tinh thần người Việt thời gian qua, là một dấu hiệu đáng mừng.

Thay đổi này thể hiện rõ qua sự chuyển dịch của những con số. Năm 2014, theo khảo sát của Cục Thống kê, một người Việt đọc được 4 cuốn sách, trong đó có 2,8 cuốn là sách giáo khoa và 1,2 cuốn là các loại sách khác. Trong khi đó, năm 2013 và 2012, một thống kê khác cho thấy, người Việt chỉ đọc 3 cuốn sách/năm, trong đó có 2,2 cuốn là sách giáo khoa.

Trước sức hút của công nghệ, phương tiện giải trí, người trẻ Việt vẫn coi trọng giá trị tinh thần, kiến thức sách mang đến.
Trước sức hút của công nghệ, phương tiện giải trí, người trẻ Việt vẫn coi trọng giá trị tinh thần, kiến thức sách mang đến.
Ở các nước Âu, Mỹ, trung bình mỗi người đọc khoảng 12 cuốn mỗi năm, ít là mỗi tháng một cuốn, không kể sách giáo khoa. Tại Nhật Bản, học sinh sinh viên luôn có trong túi xách một cuốn sách nhỏ để đọc trong lúc đi xe điện ngầm, đi tàu. Mỗi ngày đọc một hai trang, vài ba tháng đọc xong một cuốn sách.

Con số này tác động không nhỏ đến suy nghĩ, định hướng kinh doanh của các nhà xuất bản trong nước. Những năm qua, họ bắt đầu chăm chút hơn cho sản phẩm từ nội dung đến hình thức, cách tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu, chú trọng đến khâu quảng bá sách. Các cây bút trẻ xuất hiện càng nhiều, nhanh chóng tìm được nhóm độc giả riêng. Ngoài sách bán trên kệ, nhà xuất bản, đơn vị phân phối sách còn mang đến nhiều chương trình quà tặng hấp dẫn cho người thích đọc.

Nhiều cây bút trẻ xuất hiện, trở thành “tiếng nói tâm hồn” của một bộ phận giới trẻ.

Đường sách online "Phố sách hè 2015" ra đời là một ví dụ. Bỏ qua những khâu chuẩn bị tốn kém, dàn dựng mất nhiều công sức của một sự kiện offline, nơi đây quy tụ nhiều đầu sách mới, khuyến mãi giảm giá cùng quà tặng đặc biệt, chỉ qua một chú click chuột của người mua. Nhìn chung, đây là cách để nâng cao văn hoá đọc trong đời sống tinh thần người Việt trong cuộc sống hiện đại.

Giang Minh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm