Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Triều Tiên không tới Mỹ, ông Trump cấm làm gì?

Các chuyên gia nhận định lệnh cấm đi lại mới của Tổng thống Trump chỉ mang ý nghĩa biểu tượng và không ảnh hưởng đáng kể đến chính quyền Bình Nhưỡng.

Triều Tiên, Venezuela, Chad là những quốc gia xuất hiện trong lệnh cấm nhập cảnh vừa được công bố của chính phủ Mỹ ngày 24/9.

Việc bổ sung thêm Triều Tiên vào lệnh cấm diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục đe dọa tấn công Mỹ. Tuần qua, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un liên tục chỉ trích lẫn nhau.

Trump cam nguoi Trieu Tien toi My anh 1
Du khách lên máy bay của hãng Air Koryo để rời Bình Nhưỡng đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Tổng thống Trump khẳng định sắc lệnh bổ sung là biện pháp nhằm bảo đảm sự an toàn cho công dân Mỹ. "Đây là ưu tiên hàng đầu của tôi. Sẽ không để lọt qua cửa những người đến từ các nước mà chúng ta không thể kiểm tra", ông đăng Twitter ngày 24/9.

Cấm chuyện không xảy ra

Trong bối cảnh này, lệnh cấm đi lại áp dụng với Triều Tiên có thể xem là nỗ lực của Mỹ nhằm tiếp tục cô lập chính quyền Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc đưa Triều Tiên vào danh sách này sẽ không đạt được kết quả thực tế nào. Họ xem việc trừng phạt Bình Nhưỡng bằng việc cấm người "từ Triều Tiên đến Mỹ" là động thái vô nghĩa. Bởi vì gần như không người Triều Tiên bình thường nào có thể tới Mỹ.

Chính quyền Bình Nhưỡng kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của 24 triệu dân nước này. Người bình thường không dễ dàng đi ra nước ngoài, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như đi làm các công việc để tạo nguồn thu ngoại tệ, hoặc đi thi đấu ở các sự kiện thể thao quốc tế.

Triều Tiên hiện có hàng nghìn lao động làm việc ở nước ngoài, nhưng không ai trong số này ở Mỹ.

"Lẽ ra họ nên kiểm tra khả năng liệu có người Triều Tiên nào di cư đến Mỹ hay không trước khi ban hành lệnh cấm này. Tại sao họ lại cấm một chuyện chẳng thể xảy ra?", John Delury, phó giáo sư tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc), nói trên Washington Post.

Những người Triều Tiên đào tẩu nếu có thể tới được Mỹ thì họ thường đi từ Hàn Quốc, chứ không phải từ Triều Tiên. Những người này cũng sẽ sử dụng hộ chiếu do Hàn Quốc cấp, chứ không phải do chính quyền Bình Nhưỡng cấp.

Chỉ những quan chức ngoại giao Triều Tiên mới thực sự là xuất phát từ nước này để tới Mỹ. Phần lớn họ đến làm việc tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc tại New York. Tuy nhiên, sắc lệnh của ông Trump ghi rõ đối tượng bị cấm không áp dụng đối với các nhà ngoại giao.

Trump cam nguoi Trieu Tien toi My anh 2
Việc Trump đưa Triều Tiên vào lệnh cấm mới được xem là động thái vô nghĩa. Ảnh: AP.

Ngoài nhóm này, những người Triều Tiên có thể đến Mỹ là một số rất ít các quan chức hoặc học giả đi dự sự kiện hoặc hội thảo hàng năm. Tuy nhiên, nhóm này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ kiểm tra rất kỹ lưỡng.

Theo trang VOA, trong năm 2016, Mỹ đã cấp 100 thị thực cho người Triều Tiên để đến Mỹ. 52% trong số này là đi theo diện đầu tư làm ăn, còn lại là các quan chức ngoại giao. Đây là sự tụt giảm rất đáng kể so với giai đoạn 1997-2001, khi 1.200 người Triều Tiên được cấp thị thực đi làm ăn hoặc du lịch hàng năm.

Chiêu tuyên truyền

Với tất cả những khả năng trên, Chieng Xiaohe, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Nhân dân (Trung Quốc), nói tác động của lệnh cấm đối với chính quyền Bình Nhưỡng là "rất hạn chế".

Trong khi đó, Lu Chao (Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh) cho rằng sắc lệnh mới của Mỹ "chẳng mang ý nghĩa thực tế nào. Đây chỉ là một chiêu tuyên truyền".

Theo Lu, đối tượng tuyên truyền mà ông Trump muốn nhắm tới chính là người dân trong nước chứ không phải cộng đồng quốc tế. Lệnh cấm ban đầu bị chỉ trích vì nó nhắm tới cộng đồng người Hồi giáo. Do vậy, việc bổ sung Triều Tiên, đất nước đang liên tục đe dọa tấn công Mỹ, có thể làm thay đổi ý kiến dự luận.

"Không hề có logic nào về Triều Tiên, nên chúng ta có thể kết luận vấn đề không thực sự nhằm vào Triều Tiên", ông Delury nói.

Khi việc đưa Triều Tiên vào lệnh cấm mới chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, chuyên gia Hong Min (Viện Thống nhất Hàn Quốc), nói với AP rằng: "Triều Tiên có thể sẽ không đưa ra phản ứng trả đũa nào với lệnh cấm mới nào".

Trước đây, Bình Nhưỡng từng chỉ trích lệnh cấm của ông Trump nhằm vào các nước Hồi giáo là "phơi bày sự tàn bạo của người Mỹ, mất khả năng phán xét và hành động vô cùng khinh suất". Tuy nhiên, đến cuối ngày 25/9, Triều Tiên vẫn chưa lên tiếng bình luận về sắc lệnh mới ban hành.

Mỹ ban hành sắc lệnh nhập cảnh mới cấm 8 nước Tổng thống Trump ngày 24/9 ký ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 8 nước trong đó có Triều Tiên, có hiệu lực từ ngày 18/10.

TQ khuyên Trump - Kim Jong Un không nên 'thêm dầu vào lửa'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 25/9 kêu gọi các bên liên quan trong khủng hoảng tên lửa Triều Tiên nên kiềm chế, tránh "đổ thêm dầu vào lửa" để khiến tình hình căng thẳng thêm.

Trợ lý khuyên Trump không nên xúc phạm cá nhân Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ liên tục tung đòn công kích cá nhân vào nhà lãnh đạo Triều Tiên, bất chấp cảnh báo về nguy cơ đổ bể nỗ lực ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm