Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Phần Lan không muốn 'Phần Lan hóa' Ukraine

“Phần Lan hóa” được coi là một giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine trong nhiều tháng qua. Nhưng quốc gia “khai sinh” thuật ngữ này không muốn thấy điều đó trở lại.

Trong nhiều thập kỷ, Phần Lan từng tồn tại với tư cách là một quốc gia độc lập, nhưng dưới cái bóng của Liên Xô. Mô hình đó được giới ngoại giao gọi là “Phần Lan hóa”, hiện được viện dẫn như một giải pháp khả thi cho sự bế tắc ở Ukraine.

Khi được một phóng viên hỏi trong chuyến thăm ở Moscow rằng liệu Phần Lan hóa có là giải pháp đối với Ukraine hay không, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời: "Đúng, đó là một trong những lựa chọn trên bàn đàm phán".

Tuy nhiên, đối với người Phần Lan và cả người Ukraine, không nên dễ dàng đem điều này lên bàn đàm phán và ủng hộ kiểu chính trị đế quốc cũ, mô hình từng khiến các quốc gia nhỏ ở châu Âu trở thành con tốt trong một trò chơi mà họ không có quyền kiểm soát.

Không còn nhượng bộ

“Điều này (mô hình Phần lan hóa) là một thuật ngữ tiêu cực đối với người Phần Lan. Nó gợi đến một giai đoạn rất khó khăn trong lịch sử nước này", ông Mika Aaltola, Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, cho biết.

Thuật ngữ này đề cập đến sự trung lập của Phần Lan trong Chiến tranh Lạnh, được quy định trong một hiệp ước với Moscow năm 1948, khi căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây đang ở mức cao.

Hiệp ước này đảm bảo Phần Lan sẽ không phải đối mặt với sự xâm lược của Liên Xô. Nhưng đổi lại, nước này cam kết không tham gia NATO và cho phép “người khổng lồ láng giềng” duy trì tầm ảnh hưởng đáng kể đối với chính sách đối nội và đối ngoại của Phần Lan.

Điều đó có nghĩa dù đảm bảo được sự toàn vẹn lãnh thổ, Phần Lan đã phải trả giá bằng nền độc lập của mình.

Phan Lan hoa anh 1

Hình ảnh Tổng thống Phần Lan Niinistö và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Barents Observer.

Ông Hjerppe, một thủ thư đã nghỉ hưu, cho biết thuật ngữ này khiến ông ‘‘có chút e sợ”.

Ông giải thích rằng trong thời kì Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng của Nga đã lan rộng từ các hành lang quyền lực đến từng gia đình.

Khi còn trẻ, ông Hjerppe có những cảm xúc tiêu cực đối với nước Nga nhưng chỉ dám giữ trong lòng.

Nhiều người trẻ tuổi có thể thích quần bò của Mỹ và các lớp học tiếng Anh hơn tiếng Nga. Nhưng những lời chỉ trích công khai đối với Nga, mặc dù không phải bất hợp pháp, vẫn là điều cấm kỵ, ông kể lại.

Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi đáng kể sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn 30 năm trước, “Phần Lan hóa” trở thành một thuật ngữ cổ hủ, không còn áp dụng cho quốc gia đã sinh ra nó.

Phần Lan ngày nay là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU), sử dụng đồng euro và giao dịch với Mỹ, châu Âu theo các điều khoản riêng.

Phần Lan được ca ngợi vì phúc lợi hào phóng và không có tham nhũng. Quốc gia này cũng có các mối quan hệ đối tác bền chặt với NATO, dù không phải thành viên.

Việc Nga đe dọa Ukraine chỉ khuyến khích người Phần Lan tranh luận cởi mở hơn trước đây, về việc liệu NATO có phù hợp với họ hay không. Và sự phản đối áp đảo một thời đang bị xói mòn.

Nhưng người Phần Lan cũng nhận thức rõ ràng rằng họ có một mối quan hệ cần duy trì với Nga, và cần cẩn thận để không chọc tức Tổng thống Putin.

Tuy nhiên, điều đó khác xa so với những nhượng bộ họ buộc phải thực hiện trong Chiến tranh Lạnh.

“Đi ngược lại những gì Ukraine đang phấn đấu”

Ukraine đang ngày càng nghiêng về phương Tây, cả về kinh tế và chính trị, trong khi chống lại ảnh hưởng của Nga.

Chiến lược “Phần Lan hóa” dường như sẽ loại trừ khả năng đó và cho phép Moscow can thiệp vào các vấn đề ở Ukraine - những yêu cầu mà Kyiv và NATO đã bác bỏ và coi là không thể chấp nhận được.

Phan Lan hoa anh 2

Hình ảnh binh sĩ Ukraine tập trận trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang. Ảnh: Reuters.

“Tất cả những điều này (Phần Lan hóa) đều đi ngược lại những gì Ukraine đã và đang phấn đấu”, bà Anna Wieslander, Giám đốc khu vực Bắc Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.

Điều đó sẽ đi ngược lại mục đích chính trị lâu dài của Ukraine là gia nhập NATO và EU, bà nhận định.

Sự sắp xếp mà ông Macron đề xuất là "một cách giải quyết vấn đề bằng cách qua mặt người Ukraine", ông Richard Whitman, một thành viên trong nhóm phân tích chính sách Chatham House, cho biết.

Trong khi các quan chức đang sốt sắng đưa ra những giải pháp ngoại giao khả thi, Mỹ và Ukraine cho biết Nga đã điều động lực lượng quân sự lớn với khoảng 130.000 binh sĩ cùng vũ khí, các đơn vị chuyên trách hỗ trợ hoạt động tác chiến, đến gần biên giới phía đông, phía bắc và phía nam của Ukraine.

Các quan chức chính quyền Biden trong nhiều tháng đã cảnh báo rằng ông Putin dường như đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược, mặc dù ý định của ông không rõ ràng.

Nga - Belarus tập trận khiến phương Tây lo ngại

Nga và Belarus tiến hành tập trận chung kéo dài 10 ngày từ 10/2 - động thái bị phương Tây cáo buộc là bước chuẩn bị để phát động cuộc chiến với Ukraine.

Ván cờ dài hạn của ông Putin

Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine có thể trở thành hành trình ngoại giao dai dẳng và nguy hiểm, với đích đến là một thỏa thuận khó khăn với các bên.

Hải Linh

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm