Câu 1: Người nước phát minh kỹ thuật in?
Theo sách “Lịch sử văn minh thế giới”, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát minh kỹ thuật in vào khoảng thế kỷ thứ 2 TCN. Ngoài kỹ thuật in, Trung Quốc cũng là nước đã phát minh ra thuốc súng, kim chỉ nam, kỹ thuật làm giấy. Tranh minh họa nghề in ngày xưa. |
Câu 3: Ban đầu, người Trung Quốc khắc in lên…?
Trong giai đoạn đầu của lịch sử in ấn, người Trung Quốc đã khắc in lên những bản gỗ vào thời nhà Đường. Tuy nhiên, kỹ thuật in ấn này rất tốn kém và mất khá nhiều thời gian. Ảnh: Khoahoc.tv. |
Câu 4: Nghệ nhân nào đã phát minh kỹ thuật in bằng đất sét?
Đến thời nhà Tống, một nghệ nhân có tên Tất Thăng (990-1051) sáng chế ra chữ rời (hoạt tự), khiến việc in ấn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đầu tiên, ông khắc từng chữ một lên đất sét, rồi đem nung cứng trên lửa, những mảnh hoạt tự có khắc chữ này sau đó sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành văn bản. Sau đó, tấm bảng này sẽ được tháo rời để lấy các ký tự đất sét ra dùng lại. Tranh vẽ nghệ nhân Tắt Thăng với nghề in. Ảnh: Khoahoc.tv. |
Câu 5: Kỹ thuật in của Trung Quốc sau đó lan truyền tới nước nào?
Kỹ thuật in ấn này được truyền đến Cao Ly (Triều Tiên), Nhật Bản, rồi thông qua người Mông Cổ truyền sang các nước phương Tây. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát hoạt tự đã đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát triển văn hóa giữa các nước trên thế giới. Ảnh: Khoahoc.tv. |
Câu 6. Ai được suy tôn là ông tổ của nghề in của Việt Nam?
Tại Việt Nam, tiến sĩ Lương Như Hộc thời Hậu Lê, người Liễu Tràng (huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương) được hậu thế suy tôn làm ông tổ của nghề in. Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, trong một chuyến đi sứ phương Bắc, Lương Như Hộc đã học được kỹ thuật in về truyền lại cho dân làng quê ông. Ảnh: Mộc bản triều Nguyễn được khắc in trên bản gỗ/Hoàng Thành Thăng Long. |
Câu 7. Chiếc máy in hiện đại đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi người nước nào?
Vào năm 1430, nhà phát minh người Đức có tên là Johannes Gutenberg (1395-1468) đã phát minh máy in, tạo tiền đề cho sự ra đời của phương pháp in hiện đại. Phương pháp in hiện đại của ông ra đời tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật. Máy in đã đưa một lượng lớn thông tin đến thế giới với chi phí thấp và hiệu quả. Sự truyền bá kiến thức trong sách vở đã giúp những người khác có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và phát minh ra nhiều thứ hơn. Từ phát minh này, Johannes Gutenberg được xem là ông tổ nghề in hiện đại. Ảnh: BBC. |