Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Chân dung Tào Tháo qua 'Tam Quốc Chí'

Tào Tháo là nhân vật gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử. Chân dung ông được miêu tả thế nào qua sử sách?

Tam Quoc Dien Nghia anh 1

Câu 1: Tào Tháo sống vào thời nào?

  • Tây Hán
  • Nam Hán
  • Đông Hán
  • Tào Ngụy

Theo "Tam Quốc Chí", Tào Tháo là thủ lĩnh quân phiệt sống vào thời Đông Hán ở Trung Quốc. Ông có tên tự là Mạnh Đức, người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, sau được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế của nhà Tào Ngụy. Tranh: Chân dung Tào Tháo trong tác phẩm Tam tài đồ họa thời Minh.

Tam Quoc Dien Nghia anh 2

Câu 2: Tào Tháo từng đánh bại thế lực của...?

  • Lã Bố
  • Đổng Trác
  • Viên Thiệu
  • Cả 3 thế lực trên

Tào Tháo là người có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng, Đổng Trác, các thủ lĩnh quân phiệt rất mạnh thời bấy giờ như Lữ Bố, Viên Thiệu, thống nhất phương Bắc. Tuy nhiên, ông thất bại khi tiến xuống phía Nam để thống nhất Trung Quốc vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Lưu Bị và Tôn Quyền. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quoc Dien Nghia anh 3

Câu 3. Sách nào viết Tào Tháo “phi thường chi nhân, siêu thế chi kiệt”?

  • Sử ký
  • Minh sử
  • Nguyên sử
  • Tam Quốc chí

Trong chính sử, Tào Tháo được khắc họa là thiên cổ anh hùng, cái thế hào kiệt. Trong “Tam Quốc Chí”, sử gia Trần Thọ ca ngợi Tào Tháo “phi thường chi nhân, siêu thế chi kiệt” - người phi thường, tài giỏi xuất chúng. Các học giả hiện nay nhận xét rằng: “Tào Tháo trong các tác phẩm văn học, hý kịch không phải là nhân vật Tào Tháo trong lịch sử”. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quoc Dien Nghia anh 4

Câu 4: Ngoài chính trị, Tào Tháo giỏi về…?

  • Vẽ tranh
  • Thơ phú
  • Điêu khắc
  • Đánh cờ

Theo sách sử Trung Quốc, Tào Tháo là nhà thơ xuất sắc thời Đông Hán. Ông cùng 2 con trai Tào Phi và Tào Thực được gọi là “Tam Tào”. Cha con ông cùng một số tác giả khác khai sinh ra phong trào thơ mới trong thời kỳ Hán mạt, được gọi là Kiến An phong cốt. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quoc Dien Nghia anh 5

Câu 5: Tào Tháo sinh ra trong gia đình thế nào?

  • Nông dân nghèo
  • Dân vạn chài
  • Quý tộc
  • Thương nhân

Theo "Tam Quốc Chí", Tào Tháo sinh ra trong gia đình dòng dõi quý tộc. Ông vốn là dòng dõi của Tào Tham (tướng quốc nhà Hán). Cha ông từng giữ chức Thái úy của nhà Hán. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quoc Dien Nghia anh 6

Câu 6: Khi còn nhỏ, Tào Tháo là người...?

  • Nhiều mưu mẹo
  • Thông minh tinh nghịch
  • Ham đọc sách
  • Cả 3 đáp án trên

Ngay từ bé, Tào Tháo đã là người rất thông minh, ít để ý đến chuyện nhỏ, tính tình phóng đãng, rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư. Ông là người có quyền biến, nhiều mưu mẹo. Theo "Tam Quốc chí", Tào Tháo là người rất thích chú giải binh pháp, nhất là Binh pháp Tôn Tử. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quoc Dien Nghia anh 7

Câu 7: Đâu là phẩm chất của Tào Tháo?

  • Gan dạ, dũng cảm
  • Quý trọng người tài
  • Quyết đoán, kiên định
  • Cả 3 đáp án trên

Tuổi trẻ ham chơi tinh nghịch nhưng lớn lên Tào Tháo là anh hùng đúng nghĩa. Theo "Tam Quốc Chí", Tào Tháo gan lì, không sợ chết, thể hiện qua việc dám đi ám sát Đổng Trác nhưng thất bại; biết quý trọng người tài khi trọng đãi Quan Vũ. Tào Tháo cũng là người nổi tiếng quyết đoán trên chiến trường. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quoc Dien Nghia anh 8

Câu 8. Tào Tháo qua đời năm bao nhiêu tuổi?

  • 64
  • 65
  • 66
  • 67

Tào Tháo là người tài giỏi nhưng ông cũng có nhược điểm là rất đa nghi. Về cuối đời, ông mắc bệnh đau đầu, được thần y Hoa Đà cứu chữa. Tào Tháo nghi ngờ Hoa Đà nên giam ông vào ngục, tra tấn đến chết. Tào Tháo tái phát bệnh, không ai chữa được nên qua đời khi 66 tuổi. Sợ đời sau trả thù, Tào Tháo dặn con cháu phải đắp cho ông 72 ngôi mộ giả.

Tướng duy nhất được Trần Hưng Đạo mời viết tựa sách

Ông là tướng giỏi trên chiến trường, người duy nhất được Trần Hưng Đạo mời viết lời tựa cho cuốn sách của mình.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm