Theo Nikkei Asian Review, tính đến giữa tháng 4, số giao dịch rút tiền mặt tại các máy ATM ở thủ đô Tokyo lao dốc tới 60% so với một tháng trước đó. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, người dân hạn chế ra đường.
Và người tiêu dùng Nhật Bản tránh nguy cơ lây nhiễm virus qua tiền giấy bằng cách không rút tiền từ ATM. Trả lời Nikkei, MUFG Bank và Sumitomo Mitsui Banking - 2 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - cho biết mỗi cây ATM giảm khoảng 60% các giao dịch rút tiền.
Kết quả tương tự cũng được Mizuho Bank, một trong những ngân hàng lớn tại Nhật Bản, công bố.
![]() |
Người dân Nhật Bản đang sợ dùng tiền mặt. Ảnh: Nikkei Asian Review. |
Các ngân hàng Nhật Bản cũng cho biết nhận được nhiều cuộc gọi hỏi thông tin từ khách hàng. Họ yêu cầu thay thế giấy in hóa đơn mới trong cây ATM, và thắc mắc liệu màn hình ATM có được khử trùng hay không.
Nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ(NIH) cho biết virus corona có thể tồn tại trên bề mặt một số loại giấy trong tối đa 24 giờ, lâu hơn 3 giờ so với trong không khí.
Các số liệu thống kê chính thức cho thấy đến ngày 28/4, số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản tăng lên 14.235 người, số ca tử vong là 407 người. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Vương quốc Anh cũng chứng kiến các giao dịch rút tiền vào giữa tháng 3 sụt giảm 20%.
Giao đồ ăn không tiếp xúc bùng nổ tại Trung Quốc nhờ dịch Covid-19
Các dịch vụ trực tuyến bước vào thời kỳ bùng nổ tại Trung Quốc khi dịch Covid-19 làm thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu dùng của người dân nước này.
Sữa, bia, trứng và loạt sản phẩm người Mỹ đang đổ bỏ vì đại dịch
Đại dịch Covid-19 khiến một số mặt hàng ở Mỹ rơi vào tình trạng ế ẩm. Nhiều nông dân phải đổ bỏ hàng tấn nông sản tươi vì không có khách hàng.
Vì sao các ngân hàng phải rút mạnh tiền gửi?
Theo chuyên gia, khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng là vùng đệm cho thanh khoản ngân hàng. Khi cầu tín dụng thấp, nhà băng dùng cho chi phí vận hành thay vì huy động.