Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người mẫu Mid Nguyễn mắc bệnh lao màng phổi

Mid Nguyễn cho biết thời gian qua anh điều trị bệnh lao màng phổi. Hiện, sức khỏe của người mẫu hồi phục khoảng 70%.

Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà vừa lên sóng, người mẫu Mid Nguyễn (tên thật là Nguyễn Phạm Minh Đức) chia sẻ việc mắc bệnh lao màng phổi. Trong chương trình, anh trai của Mid Nguyễn là Minh Tài cho biết thời gian qua, Mid Nguyễn bị bệnh nhưng giấu kín, không cho gia đình biết. Lý do là Mid Nguyễn vốn sống độc lập, ngại làm phiền mọi người xung quanh.

Mid Nguyen mac benh anh 1

Người mẫu Mid Nguyễn mắc bệnh lao màng phổi. Ảnh: FBNV.

“Mid bị bệnh nặng chứ không phải nhẹ. Tôi tới thăm mà thấy em ấy phải đeo ống thở. Khi đó, tôi không buồn mà cố gắng tạo sự lạc quan để em ấy sớm lấy lại sức khỏe. Sau khoảng một tuần, em ấy được gỡ ống thở và tự tập thở”, anh trai Mid Nguyễn kể.

Mid Nguyễn cho biết hiện tại, sức khỏe của anh hồi phục khoảng 70%. May mắn còn trẻ nên khả năng phục hồi của người mẫu khá tốt.

Cũng trong chương trình, Mid Nguyễn chia sẻ anh có tuổi thơ không trọn vẹn. Cha mẹ Mid Nguyễn ly dị khi anh mới 3 tuổi. Khi đó, Mid Nguyễn cùng cha tới TP.HCM sinh sống. Sau khi cha của Mid Nguyễn có vợ mới và thêm con riêng, người mẫu chuyển sang sinh sống cùng cô ruột. Tới 5 tuổi, Mid Nguyễn về quê ở cùng bà nội. Khi Mid Nguyễn 14 tuổi, bà nội qua đời nên người mẫu quyết định sống một mình. Thời điểm đó, mẹ ruột của anh đã có hạnh phúc riêng, nên để không ảnh hưởng tới mẹ, Mid Nguyễn ở lại căn nhà của bà nội.

Mid Nguyễn sinh năm 1990 tại An Giang, từng tham gia The Face và thuộc đội Thanh Hằng. Người mẫu được biết đến với chiều cao 1,88 m và phong cách thời trang phi giới tính. Ngoài công việc đi diễn, là chuyên viên trang điểm, Mid Nguyễn cũng đào tạo người mẫu ở trung tâm của Xuân Lan.

Sách hay về sức khỏe con người

Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.

Minh Hạo

Bạn có thể quan tâm