Bức tượng Người mang giáo - Doryphorus. Ảnh: Flickr. |
Đối với người Hy Lạp, vẻ đẹp không được miêu tả một cách hoàn toàn tự nhiên. Dù tin rằng “Đàn ông là chuẩn mực của vạn vật, nhưng những nghệ sĩ như Polykleitos đã làm cho người đàn ông trở nên hoàn hảo nhờ vào chút ít trợ giúp của toán học.
Ví dụ trong quyển sách quy tắc của mình, Chuẩn mực về tỉ lệ, ông cho rằng một hình tượng nam khỏa thân hoàn hảo (như bức tượng Người mang giáo - Doryphorus, khoảng 450-440 năm TCN của ông) phải cao tám đầu.
Vì vậy, mặc dù nghệ thuật lúc bấy giờ đang nghiên cứu và cố gắng “tả” người đàn ông, thì người ta vẫn bóp hình, chỉnh sửa, và “hoàn hảo hóa” rất nhiều.
Đối với thế giới Hy Lạp Cổ điển, đàn ông có thể là thước đo của mọi vật, nhưng chính phụ nữ mới là những người nâng đỡ các công trình, hoàn toàn theo nghĩa đen. Cột Caryatid là những cây cột chống được tạc hình những người phụ nữ trẻ khỏe đang mang vác khối nặng của công trình.
Những chiếc cột Caryatid của mái vòm ở đền Erechtheion. Ảnh: My modern net. |
Những chiếc cột Caryatid của mái vòm ở đền Erechtheion, thành cổ Acropolis (Athens) minh họa cho sự duyên dáng và thư thái của các nhân vật mặc váy dài và nhìn thẳng. Họ kiên trì bền bỉ thực hiện công việc nặng nhọc của mình trong tư thế một chân đứng một chân nghỉ