Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người gây tiếng ồn ở nhiều nước bị phạt hàng trăm USD

Tiếng nô đùa của trẻ em, tiếng hát karaoke thậm chí tiếng xả nước bồn cầu cũng nằm trong danh sách tác nhân gây ô nhiễm tiếng ồn của một số quốc gia trên thế giới.

Ô nhiễm tiếng ồn được xếp vào dạng ô nhiễm nguy hại thứ 2, chỉ sau ô nhiễm không khí. Sự phát triển nhanh chóng của các đô thị gây ra tiếng ồn ở mức báo động, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và sức khoẻ của người dân.

Trung Quốc mạnh tay

Từ năm 1997, Trung Quốc đưa vào thực hiện luật phòng chống và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn. Theo đó, các tụ điểm vui chơi giải trí nằm trong khu vực đô thị phải tuân thủ các luật lệ, quy chuẩn về âm lượng của nhà nước. Hơn nữa, khi lắp đặt các vật dụng như thiết bị sưởi ấm, máy điều hoà mà gây tiếng ồn lớn, chủ sở hữu phải có biện pháp cách âm hiệu quả.

Bất cứ cá nhân nào sử dụng các bộ tăng âm, loa đài, nhạc cụ tại nhà sẽ cần giữ lượng âm thanh trong giới hạn kiểm soát hoặc có các biện pháp hiệu quả như lắp đặt tường cách âm.

Xu phat tieng on anh 1

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm tiếng ồn tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Nguồn: Sở thống kê thành phố Thượng Hải. Đồ hoạ: Trà My.

Theo ông Wu Qizhou, Phó giám đốc Sở bảo vệ môi trường Thượng Hải, thành phố nhận khoảng 27.000 đơn khiếu nại về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn mỗi năm và chính quyền địa phương nhận thấy đây là vấn nạn đặc biệt nghiêm trọng, cần được giải quyết tận gốc.

Tháng 2/2013, Thượng Hải thi hành một số quy định mới nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bao gồm các hình phạt cụ thể với việc gây mất trật tự tại nơi công cộng và khu vực dân cư. Các loại nhạc cụ, thiết bị khuếch đại âm thanh chỉ được sử dụng tại các khu vực công cộng từ 10h đến 18h hàng ngày. Trong trường hợp các thiết bị này nhằm mục đích giải trí, tập hợp người dân trên đường phố hay quảng trường, công an địa phương phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, những người tập thể dục vào sáng sớm gây ồn ào hoặc hát karaoke với âm lượng vượt quá mức cho phép cũng có thể bị nhắc nhở, thậm chí xử phạt hành chính. Người vi phạm sẽ bị phạt từ 30 đến 72 USD. Công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa bị cấm hoạt động trong khung giờ từ 18h giờ đến 8h sáng hàng ngày và các ngày cuối tuần.

Trẻ nhỏ là tác nhân gây tiếng ồn

Trong cuộc khảo sát năm 2013, các cư dân sống trong căn hộ chung cư cao tầng ở Seikyo, Nhật Bản, cho rằng tiếng ồn là nguyên nhân phổ biến gây "rắc rối với hàng xóm”, đứng sau vấn đề rác thải. Tổ chức nghiên cứu Net Asia cũng tiến hành cuộc nghiên cứu tương tự và đưa ra kết luận vấn đề tiếng ồn là xu hướng “không thể tránh khỏi” trong những khu tập thể có trẻ nhỏ.

Luật ô nhiễm tiếng ồn của Nhật được ban hành vào năm 2000, tiếng ồn công cộng không được vượt quá 45 decibels, tương đương chim hót.

Xu phat tieng on anh 2

Trẻ nhỏ được coi là tác nhân lớn gây nên tiếng ồn vượt quá mức cho phép ở Nhật Bản. Ảnh: AFP.

Điều này buộc một số trường mẫu giáo sử dụng màng cách âm và hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ. Năm 2015, Nhật Bản ngưng thực hiện luật này vì nhận phải chỉ trích, khiếu nại từ các trường học trong thành phố Tokyo.

Họ cho rằng trẻ em cần được thoải mái ca hát, vui chơi để phát triển bản thân. Bên cạnh đó, động thái này được cho là nhằm xây dựng môi trường sư phạm thân thiện với trẻ nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ sinh ở nước này giảm mạnh.

Xả nước bồn cầu vào ban đêm là phạm pháp

Mỹ đứng đầu danh sách các nước ồn ào nhất thế giới. Tại quốc gia được mệnh danh là "không bao giờ ngủ", đạo luật giảm và tránh ô nhiễm tiếng ồn 1972 thiết lập tiêu chuẩn âm lượng với phương tiện giao thông, máy bay, thiết bị sưởi ấm, hệ thống thông gió và điều hoà không khí...

Trong khi đó, chính phủ Thuỵ Sĩ coi việc xả nước sau 22h cũng là hành vi tạo ra ô nhiễm tiếng ồn, gây phiền toái với những người sống trong cùng toà nhà. Thành phố Geneva tuyên chiến với vấn nạn đau đầu này bằng việc xử phạt những người vi phạm, cố tình gây ô nhiễm tiếng ồn với khoản tiền từ 50 đến 1.000 USD.

“Nếu ai đó hét trên đường phố, họ sẽ bị phạt 150 USD. Một khu phố bị đánh thức bởi tiếng còi ôtô, chúng tôi sẽ thu phạt từ 300 đến 1.000 USD”, Olivier Jornot, tổng chưởng Geneva cho biết.

Theo luật Bảo vệ môi trưởng năm 1990 của Anh, những người gây ra tiếng ồn vượt quá mức cho phép vào khung giờ cấm (23h đến 7h sáng) thậm chí bị kết tội và phải ngồi tù.

Tại Singapore, nếu có tiếng khiếu nại từ phía dân chúng, Bộ Môi trường nước này phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ tiếng ồn. Nếu vượt quá mức độ quy định, chủ sở hữu phải chịu khoản tiền phạt tối đa là 2.000 USD, nếu tái phạm phải nộp 100 USD mỗi ngày tiếp theo.

Bấm còi, Mỹ phạt 7,5 triệu đồng, Việt Nam phạt 100.000 đồng

Bấm còi, “cướp” đường, vượt đèn đỏ, lấn tuyến... chuyện biết rồi mà “khổ lắm nói mãi” khi đi trên đường phố Việt Nam. Và tiền phạt ở Việt Nam bằng 1,3% so với Mỹ.

Đánh nhau vì karaoke tra tấn ngày Tết

"Suốt ngày đêm, không lúc nào chúng tôi được yên. Dù tôi sang nhắc nhiều lần, mời công an xuống lập biên bản, nhưng cán bộ vừa đi thì họ lại hát tiếp", bà Cương (TP.HCM) bức xúc.

 

 

 

 

Trà My

Bạn có thể quan tâm