Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền sau khi EVN tăng giá điện?

Với 6 bậc sử dụng, người dân phải trả thêm tối thiểu 4.350 đồng và tối đa 62.150 đồng mỗi tháng. Riêng nhóm sản xuất phải trả thêm trung bình 499.000 đồng/tháng.

Giá điện tăng gần 5% từ ngày 11/10. Ảnh: Lê Hiếu.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã có quyết định tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), áp dụng từ ngày 11/10. Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh.

Theo ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện trong từng giai đoạn. Đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian dài.

Theo Quyết định 05/2024 thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân có hiệu lực từ ngày 15/5, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng.

Trong đó, nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng ở mức tương ứng.

Nếu tăng từ 5% đến dưới 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam cho biết cơ sở tăng giá điện là theo Quyết định 05 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Khi tính toán thực tế ghi nhận mức tăng cao hơn, nhưng mức tăng 4,8% là đã cân đối hài hòa các yếu tố an sinh xã hội, giảm tác động đến đời sống nhân dân và nền kinh tế.

Bậc Mức sử dụng
(kWh)
Giá cũ
(đồng/kWh)
Giá mới
(đồng/kWh)
Chênh lệch tăng (đồng/tháng)
1 0-50 1.806 1.893 4.305
2 51-100 1.866 1.956 8.850
3 101-200 2.167 2.271 19.250
4 201-300 2.729 2.860 32.350
5 301-400 3.050 3.196 47.050
6 401 trở lên 3.151 3.302 62.150

Với 6 bậc sử dụng, số tiền chênh lệch mà người dân phải trả mỗi tháng tăng lên tối thiểu 4.350 đồng và tối đa 62.150 đồng.

Với khách hàng kinh doanh dịch vụ (có khoảng 547.000 khách hàng), mức tăng trung bình mỗi khách hàng là 247.000 đồng/tháng.

Riêng nhóm khách hàng sản xuất (cả nước có khoảng 1,921 triệu khách hàng), mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình 499.000 đồng/tháng sau đợt điều chỉnh giá này.

Với các khách hàng hành chính sự nghiệp (tổng số 691.000 khách hàng), trung bình mỗi khách hàng sẽ trả thêm 91.000 đồng/tháng.

Đối với EVN, để thực hiện tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí, tập đoàn và các đơn vị trực thuộc đã tiết kiệm 10-15% các chi phí định mức thường xuyên, tiết giảm 20-50% chi phí sửa chữa lớn.

Giá điện tăng gần 5% lên hơn 2.100 đồng/kWh từ hôm nay

Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8% từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,9 đồng/kWh, tăng gần 3% so với năm 2022. Ước tính EVN lỗ hơn 82,2-168,5 đồng trên mỗi kWh điện bán ra.

EVN đã lỗ lũy kế hơn 52.000 tỷ đồng

Với việc lỗ sau thuế 8.652 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, khoản lỗ lũy kế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nâng lên gần 52.016 tỷ đồng.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm