Công dân Nepal này có tên Kami Rita Sherpa, 49 tuổi, người đặt chân lên đỉnh núi Everest bằng cách leo lên con đường truyền thống phía đông nam sườn núi, theo quan chức bộ du lịch Nepal Mira Acharya. Độ cao hiện tại của đỉnh núi là khoảng 8.850 m.
Kami là một người thuộc tộc Sherpa, tộc người thiểu số ở Nepal với dân số khoảng 150.000. Họ nổi tiếng với khả năng leo núi và sức lực tốt khi sống ở độ cao.
Ông Kami hoàn thành mục tiêu leo lên đỉnh Everest lần thứ 23 và 24 chỉ trong 1 tuần. Thậm chí, ông còn đặt mục tiêu chinh phục một lần nữa trước khi nghỉ hưu.
![]() |
Kami Rita Sherpa chụp ảnh ở thành phố Kathmandu, thủ đô của Nepal năm 2018. Ảnh: . |
Năm 1953, Edmund Hillary, người New Zealdn và Tenzing Norgay, một người Sherpa, được cho là hai người đầu tiên dùng cung đường này leo lên đỉnh Everest. Đến nay, nó vẫn là con đường phổ biến nhất dẫn đến "nóc nhà thế giới".
Theo Guardian, ngoài ông Kami, hai nhà leo núi khác cũng đã leo lên đỉnh Everest 21 lần. Tuy nhiên, những người này đã quyết định không leo thêm lần nào nữa.
"Tôi vẫn khỏe và muốn leo lên Sagarmatha (tiếng Nepal có nghĩa là Everest) 25 lần", ông Sherpas nói với Reuters trước khi bước vào cuộc chinh phục lần thứ 23.
Chiến dịch thu dọn rác thải và thi thể trên đường lên đỉnh Everest
"Nóc nhà" của thế giới - đỉnh Everest - đang dần trở thành ngọn núi rác do người leo núi và khách du lịch để lại. Băng tan do biến đổi khí hậu còn để lộ thêm nhiều thi thể người.
Góa phụ Sherpa chinh phục đỉnh Everest để vượt qua sự kỳ thị
Vừa chịu nỗi đau mất chồng, vừa chịu sự kỳ thị vì bị coi là vận rủi, hai phụ nữ Nepal quyết tâm chinh phục đỉnh Everest để gửi thông điệp tới những người cùng cảnh ngộ.
Băng tan để lộ nhiều thi thể nhà leo núi trên đỉnh Everest
1
Những người tổ chức thám hiểm đỉnh Everest đang phát hiện nhiều thi thể của những nhà leo núi xấu số trước đây, khi nhiệt độ cao khiến băng tan trên đỉnh núi cao nhất thế giới.