Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông Mỹ trở thành triệu phú nhờ buôn súng máy

Nhờ kinh doanh những loại súng máy nguy hiểm và có giá trị cao, Frank Goepfert trở nên giàu có và đủ tiền để mua 2 máy bay riêng, thậm chí cả một xe bọc thép.

Van hoa sung dan o My anh 1
Frank Goepfert cùng vợ Joy Goepfert bên trong hầm chứa súng của gia đình tại bang Missouri, Mỹ. Ông là một trong những thương nhân buôn súng máy lớn nhất ở Mỹ. Kho súng của gia đình Goepfert có rất nhiều loại, gồm súng tiểu liên Thompson, Uzi, Sterling, súng máy M2 Browning, đặc biệt là súng trường tấn công AK-47, súng máy phổ biến nhất thế giới.
Van hoa sung dan o My anh 2
Rất nhiều súng trường tấn công AK-47 mới tinh trên kệ. Goepfert cho biết công ty Midwest Tactical Inc mà ông sở hữu đã bán được hơn 500 khẩu súng máy trong năm 2017. Những khẩu súng máy có giá trị hàng chục nghìn USD và rất khó mua. Súng máy là những vũ khí có tốc độ bắn từ 600-800 viên/phút.
Van hoa sung dan o My anh 3
Năm 1986, Tổng thống Ronald Reagan ký đạo luật cấm dân thường mua súng máy mới khiến việc kinh doanh mặt hàng này trở nên khó khăn hơn. Nhiều người đã rời bỏ kinh doanh súng vì doanh số giảm. Tuy vậy, những người bám trụ được với loại hình này lại hốt bạc nhờ giá trị của chúng tăng theo cấp số nhân. Khó mua hơn, đồng nghĩa với giá trị cao hơn.
Van hoa sung dan o My anh 4
Đơn cử là trường hợp của súng tiểu liên Thompson M1, một trong những vũ khí bán chạy nhất của công ty ông đã tăng từ 9.000 USD vào năm 2004, lên 27.000 USD vào năm 2017. Hay khẩu Heckler & Koch MP5 của Đức đã tăng từ 12.000 USD năm 2003, lên 42.000 USD vào năm 2017.
Van hoa sung dan o My anh 5
Joy Goepfert cầm trên tay khẩu MP40 của Đức Quốc xã sử dụng trong Thế chiến II. Một số vũ khí ngoài mục đích dùng để bắn, chúng còn có giá trị như những cổ vật, đặc biệt là những loại từ thời Thế chiến II. Điều đó làm cho giá trị của chúng càng tăng cao.
Van hoa sung dan o My anh 6
Đạn 7,62x51 mm tiêu chuẩn NATO được bán tại công ty Midwest Tactical. Khi các đạo luật kiểm soát súng đạn tại Mỹ ngày càng siết chặt, việc mua súng mới sẽ rất khó nhưng mua lại súng của các chủ sở hữu đã đăng ký trước thời điểm năm 1986 lại rất dễ. 
Van hoa sung dan o My anh 7
Nhiều người chán việc sở hữu súng máy nên giao nộp lại cho Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ để phá hủy. Goepfert đã tìm đến các nhà sưu tập súng muốn ngừng kinh doanh, hay các cá nhân sở hữu súng máy không muốn giữ súng để mua lại chúng một cách hợp pháp. Khi số lượng súng máy hợp pháp ngày càng ít đi, giá trị của chúng lại tăng lên.
Van hoa sung dan o My anh 8
Hộp đựng bọc nhung sang trọng của khẩu tiểu liên American 180. Khách hàng của Goepfert phần lớn là những doanh nhân giàu có ở Mỹ. Theo tiết lộ của Goepfert, năm 2017, giám đốc điều hành một công ty công nghệ đã chi tới 1,6 triệu USD cho việc mua súng. Trong khi một ông trùm dầu mỏ và nông nghiệp chi 1,2 triệu USD.
Van hoa sung dan o My anh 9
Khẩu Colt 601, phiên bản đầu tiên của súng trường tấn công AR-15. Goepfert có khoảng 20 khách hàng thường xuyên, mỗi khách hàng chi hơn 200.000 USD để mua các loại súng máy mà ông kinh doanh.
Van hoa sung dan o My anh 10
Goepfert bên trong chiếc xe tăng mà ông sở hữu. Nhờ kinh doanh những loại súng hiếm và khó mua, Goepfert trở nên giàu có và đủ tiền để mua 2 máy bay riêng, thậm chí là cả một xe tăng. Văn hóa súng đạn để lại rất nhiều hậu quả thảm khốc cho người Mỹ. Tuy vậy, ngành kinh doanh này đã giúp nhiều người trở thành triệu phú.

Nghi phạm xả súng ở Mỹ và 'bóng ma' dư âm chiến tranh

Vụ xả súng khiến 12 người chết ở California rung lên hồi chuông cảnh báo về chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn tâm lý đối với các cựu binh trở về sau chiến tranh.

Nghi phạm xả súng ở California: Cựu quân nhân với 'đôi mắt buồn'

Ian David Long, nghi phạm giết chết 12 người tại một quán bar ở California, là cựu binh thủy quân lục chiến từng chiến đấu ở Afghanistan, thường xuyên ghé quán cùng bạn bè.

Trung Hiếu

(Ảnh: Bloomberg)

Bạn có thể quan tâm