Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân đổ xô về quê, cửa ngõ Hà Nội ùn tắc ngày mùng 2 Tết

Sáng 23/1 (tức mùng 2 Tết) thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiều người dân đổ xô về quê hoặc đi du lịch khiến một số tuyến đường dẫn ra khỏi Hà Nội ùn tắc.

un tac trong mung 2 anh 2

Đường Khuất Duy Tiến và cả đường vành đai 3 trên cao đều chật kín ôtô. Nhiều người cho biết họ phải chờ đợi từ 3 tới 4 nhịp đèn đỏ mới có thể lưu thông qua khu vực ngã 4 Thanh Xuân.

un tac trong mung 2 anh 3

Lượng ôtô đổ dồn trên lòng đường Khuất Duy Tiến khiến người điều khiển xe máy phải di chuyển lên vỉa hè.

un tac trong mung 2 anh 4

Trở về quê ăn Tết, anh Tuấn cùng gia đình bất ngờ trước cảnh tắc đường. “Tôi không nghĩ rằng hôm nay mới là mùng 2 Tết thôi mà giao thông đã ùn tắc, đi lại lại khó khăn đến thế”, anh Tuấn chia sẻ.

un tac trong mung 2 anh 5

Tại đường Ngọc Hồi, hướng về các cửa ngõ Hà Nội cũng chật kín phương tiện dù đang trong kỳ nghỉ Tết.

un tac trong mung 2 anh 6

Người dân cũng bắt đầu đổ về các bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát để trở về quê.

un tac trong mung 2 anh 7

Đợi bố mẹ và em trai đi gửi xe để chuẩn bị lên xe khách về Thanh Hóa, Ngọc Diệp tranh thủ đọc sách. “Em rất mong sớm về thăm ông bà vì một năm rồi em chưa được gặp họ”, Diệp cho biết.

un tac trong mung 2 anh 8

Nhiều người dân ngồi chờ đợi mòn mỏi trên vỉa hè đường Giải Phóng. Từ Phú Thọ di chuyển ra Hà Nội để bắt xe về Thanh Hóa, chị Đỗ Thu cho biết chị và gia đình đã ngồi đợi ở ngoài đường hơn 20 phút. “Người Việt mình có câu ‘Mùng 1 Tết nội, mùng 2 tết ngoại’ nên năm nào gia đình mình cũng phải tranh thủ về quê dù đường rất xa”, chị Thu chia sẻ thêm.

un tac trong mung 2 anh 9

Tại bến xe Giáp Bát, nhiều người dân cũng phải mang vác đồ đạc lỉnh kỉnh để trở về quê ăn Tết muộn.

Sách hay về đô thị

Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.

Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.

Thụy Trang

Bạn có thể quan tâm