Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân đổ về phố cổ mua sắm trước ngày nghỉ Tết

Trong chiều chủ nhật cuối cùng của năm Canh Tý, các địa điểm mua sắm ở phố cổ Hà Nội đông đúc người. Một số tuyến phố bị ùn tắc nhẹ.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 1

Chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào 2 ngày cuối tuần nhộn nhịp hơn, người ra người vào mua bán tấp nập, khác hẳn những ngày trước đó. Người dân tranh thủ vui chơi, mua sắm khi Tết Nguyên đán Tân Sửu đã cận kề.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 2

Đối với người dân Hà Nội, những cành đào, chậu quất là loại cây cảnh không thể thiếu trong dịp Tết. Chiều 7/2, hoa đào được tiêu thụ mạnh hơn, giá cả không tăng so với năm ngoái.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 3

“Nay tôi mới bắt đầu chuyển cây từ vườn ra chợ bán, dịch bệnh đỡ nên việc kinh doanh đào cũng khá hơn. Giá đào vì thế mà cũng cao hơn nhưng vẫn phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hy vọng từ giờ tới ngày 30, tôi sẽ bán được nhiều hơn”, vừa buộc đào cho khách, nữ tiểu thương ở chợ hoa Hàng Lược vừa chia sẻ.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 4

Những bức tượng trâu đồng mạ vàng ở các gian hàng đồ cổ trong chợ có giá vài triệu đồng cũng được nhiều người chú ý.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 5

Nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tấp nập người ra vào mua bán. Các mặt hàng Tết đa dạng như lì xì, đồ trang trí... bày bán dọc hai bên đường khá nhiều.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 6

Phải đi tới 3-4 gian hàng, chị Hiền Lương (Hà Nội) mới tìm được sản phẩm bằng giấy thủ công dây quạt treo câu đối để trang trí nhà cửa.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 7

Tranh thủ những ngày còn ở Hà Nội, Phương Anh (Nam Định) cùng bạn lên Hàng Mã dạo chơi, chụp ảnh và mua một ít đồ trang trí trước khi về quê.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 8

Các cửa hàng bán đồ ăn truyền thống như giò chả, bánh chưng,... bắt đầu đông khách dần. Chủ quán trên phố Hàng Bông cho biết lượng khách tới mua hàng vẫn đều nhưng khoảng ngày 28 tháng Chạp trở đi mới đông hẳn.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 9

Bà Hạnh, nhà ở Chân Cầm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hay tới đây mua giò để ăn Tết. “Mặc dù chịu ảnh hường của dịch nhưng giá các loại giò chả, bánh chưng vẫn không đổi”, bà Hạnh chia sẻ.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 10

Cửa hàng bán ô mai trên phố Hàng Đường khách ra vào đặt hàng, chọn mua liên tục từ sáng. Lượng khách buổi chiều đông hơn, bảo vệ phải thường xuyên sắp xếp xe của người mua hàng để tránh ùn tắc.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 11

Tại các cửa hàng bán ấm chén, khay đựng mứt trên phố Hàng Khoai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người mua, kẻ chọn tràn cả ra lề đường.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 12

Cuối năm, nhiều mặt hàng như quần áo, giày dép,... giảm giá để thu hút khách hàng. Các cửa hàng trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) treo biển giảm giá, xả hàng, nhiều sản phẩm chỉ từ 80.000-200.000 đồng.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 13

Quần áo, giày dép bày la liệt trên vìa hè, người đi đường tấp nập vào chọn mua.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 14

Trái với nhiều mặt hàng khác, bánh kẹo, mứt tết khá ế ẩm. Bà Thoa (chủ cửa hàng trên phố Hàng Buồm) cho biết buôn bán năm nay khá chậm do ảnh hưởng của dịch. 4 ngày nữa là tới Tết Nguyên đán Tân Sửu, bà hy vọng sẽ bán được nhiều hơn.

nhon nhip sam tet nhung ngay cuoi nam anh 15

Người mua kẻ bán đông đúc, hàng quán bày bán sản phẩm tràn xuống vỉa hè, lòng đường khiến nhiều con đường khu vực phố cổ ùn tắc.

Đức Anh

Bạn có thể quan tâm