Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân đổ sữa bò phản đối trước trạm thu mua ​Dalat Milk

Dalat Milk thừa nhận chỉ có thể thu mua khoảng 6,5 tấn sữa tươi nguyên liệu/ngày, nhưng từ 8/2014 đến nay, sản lượng sữa tươi do nông dân sản xuất hơn 9 tấn/ngày.

Ngày 19/11, tại buổi họp báo thường kỳ do Sở Thông tin - truyền thông Lâm Đồng tổ chức, đại diện công ty Dalat Milk thừa nhận công ty không đủ năng lực chế biến, tiêu thụ dẫn đến hàng chục người dân mang sữa bò đổ trước cơ sở thu mua của công ty này. 

Trong khi đó, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng thừa nhận đã không kiểm soát đàn bò trong thời điểm sữa bò được giá dẫn đến số lượng đàn bò tăng nhanh vượt quá quy hoạch và khả năng thu mua của các công ty chế biến sữa, khiến hàng loạt nông dân khó khăn vì không bán được sữa nguyên liệu.

Đa số đàn bò sữa ở Lâm Đồng là bò đạt chất lượng có nguồn cung cấp là các công ty sữa.

Đa số đàn bò sữa ở Lâm Đồng là bò đạt chất lượng có nguồn cung cấp là các công ty sữa.

Ông Đoàn Anh Tùng, Phó tổng giám đốc công ty Dalat Milk, thừa nhận Dalat Milk chỉ có thể thu mua sữa tươi nguyên liệu của nông dân khoảng 6,5 tấn/ngày. Tuy nhiên từ tháng 8/2014 đến nay, sản lượng sữa tươi nguyên liệu do nông dân sản xuất hơn 9 tấn/ngày, vượt quá năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty.

Vì vậy, Dalat Milk đã ra văn bản về việc thu mua sữa bò nguyên liệu của 132 nông dân theo định mức 16 kg/ngày/con. Sáng 10/1, hàng chục người dân bức xúc mang sữa tươi tồn dư trong nhiều ngày đến đổ trước trạm thu mua của công ty tại huyện Đơn Dương để phản đối.

Mỗi ngày tỉnh Lâm Đồng có khoảng 4,5 tấn sữa tươi nguyên liệu không bán được hoặc phải bán với giá thấp. Gần như toàn bộ bò sữa phát sinh trong năm 2014 cho sữa không thể bán được vì thiếu hợp đồng tiêu thụ với các đầu mối lớn như Dalat Milk, Vinamilk, Friesland Capina Việt Nam (thương hiệu Cô gái Hà Lan).

Văn bản này hiện đã được công ty Dalat Milk thu hồi.

Tại buổi họp báo, ông Lê Văn Minh - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng - cho rằng do năm 2013 sữa bò bán được giá cao nên người dân phát triển ồ ạt đàn bò.

“Quan điểm của tỉnh là người dân làm ăn có lãi thì không có lý do gì để ngăn việc tăng số lượng bò sữa. Do đó, tổng đàn bò tăng nhanh, khó kiểm soát chỉ trong một thời gian ngắn khiến việc tiêu thụ sữa gặp khó khăn”, ông nói.

Tại buổi họp báo, UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đưa ra được giải pháp giải quyết lượng sữa bò dân không bán được hoặc phải bán tống bán tháo với giá thấp.

Tính đến cuối năm 2014, tổng đàn bò sữa của các các hộ chăn nuôi cá thể tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 14.000 con. Riêng hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương chiếm khoảng 12.000 con. Số đàn bò vượt xa tính toán của tỉnh, bằng chỉ tiêu trong quy hoạch đàn bò của tỉnh đến năm 2020.


Nông dân lo phải đổ sữa ra đường

Trong khi trẻ em Việt Nam phải uống sữa đắt nhất nhì thế giới thì 350 hộ nông dân xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội lại đứng trước nguy cơ phải đổ sữa ra đường do không có nơi tiêu thụ.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150119/nguoi-dan-do-sua-bo-phan-doi-truoc-tram-thu-mua-dalat-milk/700860.html

Theo Mai Vinh/ Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm