Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người cao tuổi Nhật chọn ở tù vì gánh nặng phí sinh hoạt

Tình trạng tù nhân lớn tuổi tái phạm để có nơi ăn ở miễn phí và giảm gánh nặng phí sinh hoạt đang đẩy hệ thống nhà tù Nhật Bản vào tình trạng khủng hoảng ngân sách.

nguoi gia pham toi o Nhat Ban anh 1
Khoảng 35% người phạm tội trộm cắp ở Nhật Bản có độ tuổi trên 60. Ảnh: Bloomberg

Theo con số thống kê tội phạm của Nhật Bản, trong số các trường hợp phạm tội trộm cắp, khoảng 35% người nhận tội có độ tuổi trên 60. Trong độ tuổi trên, khoảng 40% người đã tái phạm hành vi phạm tội hơn 6 lần. 

Các báo cáo chỉ ra rằng đằng sau làn sóng tội phạm này là mong muốn có chỗ ăn, ở miễn phí và được chăm sóc sức khoẻ. Theo tổ chức nghiên cứu Custom Products Research tại Tokyo, thậm chí với chế độ ăn uống dè xẻn và nơi ở chật hẹp giá rẻ, một người ở độ tuổi nghỉ hưu cũng phải chi trả chi phí sinh hoạt cao hơn 25% so với mức lương hưu nhà nước khoảng 780.000 yen (6.900 USD)/năm.

Người có hành vi trộm cắp một chiếc bánh sandwich giá 200 yen có thể "kiếm được" án tù 2 năm. Giới phân tích cho biết nhiều người lớn tuổi đã liều mình phạm tội nhằm sống sau những song sắt trong nhà tù để giảm chi phí sinh hoạt. 

Theo Financial Times, làn sóng tội phạm lớn tuổi tại đất nước mặt trời mọc đang ngày càng gia tăng. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này khiến hệ thống nhà tù của Nhật Bản phải mở rộng sức chứa trong nhiều năm. Trong số liệu của Bộ Tư pháp giai đoạn 1991 - 2013, số lượng tù nhân lớn tuổi ở tù vì lặp lại một hành vi phạm tội đã tăng 460%. Tội phạm ở tuổi nghỉ hưu đang tăng nhanh hơn so với tỷ lệ già hoá dân số ở Nhật Bản. Tính đến năm 2060, số người ở độ tuổi trên 60 tại đất nước này sẽ chiếm khoảng 40% dân số.

nguoi gia pham toi o Nhat Ban anh 2
Tỷ lệ người phạm tội lớn tuổi ở Nhật Bản từ năm 2005 đến năm 2014. Đồ họa: Custom Products Research

"Điều kiện xã hội ở Nhật Bản đã khiến nhiều người già lựa chọn con đường tội phạm. Tỷ lệ người nhận trợ cấp xã hội đang ở mức cao nhất từ khi chiến tranh kết thúc và khoảng 40% người cao tuổi hiện sống một mình. Đây quả thực là một vòng luẩn quẩn. Họ ra tù, nhưng không có tiền hay gia đình để nương tựa và ngay lập tức trở thành tội phạm", Akio Doteuchi, chuyên gia về phát triển xã hội tại Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo, phân tích.

Ông nhận định tỷ lệ phạm tội lặp lại sẽ tiếp tục tăng và con số tội phạm đang đặt ra bài toán cho ngân sách phúc lợi của chính phủ. Trong khi đó, các biện pháp nhằm giải phóng tù nhân lớn tuổi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý. 

Người Nhật tìm cách tháo gỡ quả bom nhân khẩu học

Các biện pháp giải quyết hội chứng độc thân và cải thiện vai trò kép của phụ nữ trong xã hội có thể giúp tăng tỷ lệ sinh ở Nhật Bản.


Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm