Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người căng thẳng dễ bị virus tấn công

Một môi trường luôn xảy ra căng thẳng quá mức cũng sẽ làm cho sức tiêu diệt virus của các tế bào đề kháng bị yếu đi và cơ thể sẽ bị virus xâm nhập.

Ở đây, chúng ta hãy cùng suy nghĩ lại về ý nghĩa của sự căng thẳng.

Nhìn chung, căng thẳng mà ta hay nói đến thường chỉ các yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần, là nguồn gốc của sự buồn đau, khổ sở.

Tuy nhiên, nếu nói một cách chính xác thì đây chính là nhân tố gây nên căng thẳng gọi là “stressor”.

Nếu nói theo y khoa thì căng thẳng là chỉ các “phản ứng” xảy ra bên trong cơ thể để cố gắng thích nghi với các nhân tố gây căng thẳng này, ví dụ, khi cơ thể tiếp xúc với các nhân tố ngoại cảnh như cảm lạnh, chấn thương hay bệnh tật… hoặc khi xảy ra căng thẳng về mặt tinh thần như giận dữ, buồn bực hay bất an… của nội tâm.

Ví dụ: việc rơi nước mắt vì quá vui hay nổi da gà vì lạnh cũng là “căng thẳng = phản ứng”.

Nói tóm lại, việc không có căng thẳng (phản ứng) có nghĩa là trạng thái đã trở nên mẫn cảm với stressor (kích thích).

Điều này cũng có thể hiểu theo nghĩa: sức đề kháng để loại trừ các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể đang bị giảm sút, nên chẳng mấy chốc sẽ bị virus xâm nhập. Vì vậy, có thể nói rằng một môi trường có căng thẳng ở mức độ thích hợp thật ra là đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, ngược lại, một môi trường luôn xảy ra căng thẳng một cách quá mức cũng sẽ làm cho sức tiêu diệt virus của các tế bào đề kháng bị yếu đi và cơ thể sẽ bị virus xâm nhập.

Cơ thể không thể thích ứng được với sự căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật hay hệ nội tiết và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Và với thời đại nhiều căng thẳng như hiện nay, cũng có thể nói đây là vấn đề lớn.

Nhung ngo nhan vi suc khoe anh 1

Thời đại nhiều căng thẳng như hiện nay có ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể. Ảnh: The Financial Express.

+ Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Vậy thì, trong môi trường đầy ắp stressor như vậy, chúng ta phải sống như thế nào?

Trước hết chúng ta hãy suy nghĩ phương pháp nuôi dưỡng sức đề kháng.

Để nuôi dưỡng sức đề kháng, chúng ta hãy cười thật nhiều.

Dù cho là nụ cười do mình tạo ra thì cũng hãy lớn tiếng mà cười “ha ha ha”, thì các tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK), bị giảm sút do căng thẳng, sẽ lại trở nên hoạt động mạnh mẽ.

Tế bào NK là tế bào miễn dịch tấn công trực tiếp virus hay các tế bào ung thư. Cùng với việc lão hóa, tế bào này sẽ suy giảm hoạt tính, và người ta cũng cho rằng chính bởi vậy mà càng cao tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Ngoài việc cười, hãy để tâm các việc được nêu ra dưới đây để có thể làm tăng hoạt tính của tế bào NK.

1. Bữa ăn cân đối.

2. Giấc ngủ chất lượng.

3. Vận động thích hợp.

4. Cố gắng giữ ấm (chống bị lạnh).

5. Hạn chế hút thuốc.

6. Uống rượu điều độ.

Ngoài ra, để hạn chế một cách tối đa các ảnh hưởng về thể chất và tinh thần, việc kiểm tra các stressor tiêu cực mà chúng ta đang gặp phải là các nhân tố như thế nào và quản lý theo cách của chúng ta cũng là điều quan trọng.

Nếu đang có một thời gian biểu quá bận rộn thì ta nên nới lỏng, tạo thời gian nghỉ ngơi ở thời điểm nào đó. Còn trường hợp có những bất an lớn về tinh thần thì cần đối diện để xem xét xem những bất an đó đến từ đâu để có thể tìm các phương pháp giải tỏa, hãy hướng đến mục tiêu quản lý bản thân, không để chính mình quá sức.

Toshio Akitsu / Quảng Văn Books & NXB Phụ nữ

SÁCH HAY