Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Ấn 'nghiện' ứng dụng mua sắm siêu tốc

Các ứng dụng mua sắm, giao đồ ăn siêu tốc đang định hình lại thị trường thương mại điện tử Ấn Độ cũng như thị trường bán lẻ truyền thống.

Các ứng dụng mua sắm trong thời gian ngắn được ưa chuộng. Ảnh: Indian Express.

Theo Reuters, ở một vùng ngoại ô thuộc Mumbai (Ấn Độ), các nhân viên của ứng dụng mua sắm Swiggy đang chạy đua với thời gian để giao hàng trong vòng 10 phút. Trong cái nóng oi ả, những tài xế với đồng phục màu cam có gắng gom nhặt các đơn hàng đã được đóng gói nhanh nhất có thể.

Tốc độ giao hàng của họ được tính bằng giây. Nếu giao chậm, màn hình điện thoại sẽ liên tục nháy đỏ để cảnh báo.

"Thời gian lý tưởng để một nhân viên hoàn thành toàn quá trình đóng gói và lấy hàng là 1 phút 30 giây", Prateek Salunke, Giám đốc kho hàng của Swiggy, chia sẻ.

Xu hướng mua sắm "siêu tốc"

Các kho hàng của Swiggy đang mọc lên như nấm trên khắp Ấn Độ, tiếp nhận đủ loại mặt hàng từ sữa, chuối đến bao cao su hay hoa hồng. Đây được coi là một mô hình kinh doanh định hình lại thói quen mua sắm của người Ấn Độ.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Swiggy cũng đe dọa đến hàng triệu cửa hàng tạp hóa truyền thống, vốn chiếm ưu thế trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi đó, các siêu thị lớn ở quốc gia 1,4 tỷ dân thường khan hiếm và đặt ở những khu vực giàu có hoặc trong trung tâm thương mại.

Từ lâu, người Ấn Độ đã có thói quen mua sắm tại các tạp hóa nhỏ quanh khu vực sinh sống cũng như được giao hàng miễn phí chỉ bằng một cú điện thoại. Nhưng một thập kỷ trở lại đây, sự xuất hiện của Amazon, Walmart hay Flipkart đã giúp lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) Ấn Độ phát triển nhanh chóng.

Dẫu vậy, bức tranh thị trường đang được vẽ lại khi những ứng dụng như Swiggy, Zepto hay Zomato mở ra xu hướng mua sắm tốc độ cao.

ung dung giao do an,  giao hang tmdt anh 1

Các ứng dụng khai thác nhóm khách hàng trẻ tuổi, không có nhiều thời gian. Ảnh: Reuters.

Hồi tháng 4, Goldman Sachs cho biết lĩnh vực TMĐT siêu tốc chiếm 5 tỷ USD, tương đương 45% thị trường TMĐT của Ấn Độ. Khi người tiêu dùng ưu tiên sự tiện lợi và tốc độ, lĩnh vực này có thể chiếm 70% quy mô thị trường vốn được dự báo đạt 60 tỷ USD vào năm 2030.

Swiggy khởi đầu là một doanh nghiệp chuyên giao đồ ăn cho các nhà hàng vào năm 2014. Ở thời điểm đó, công ty được định giá khoảng 10 tỷ USD.

Hiện tại, Swiggy chuyển hướng đầu tư vào các hoạt động mua sắm siêu tốc ở Ấn Độ, thị trường bán lẻ lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Theo một tài liệu, mục tiêu của Swiggy là nhắm đến nhóm khách hàng sống tại các thành phố lớn trong độ tuổi 21-35, những người cần tiết kiệm thời gian và đề cao sự tiện lợi.

Swiggy đã tăng gấp đôi số lượng kho hàng lên 500 kho hàng tại 25 thành phố vào năm 2023 và có kế hoạch cán mốc 750 kho trước tháng 4/2025. Hậu thuẫn cho ứng dụng này là một loạt ông lớn như SoftBank, Prosus, QIA (Qatar) và GIC (Singapore).

Sumat Chopra, đối tác của Swiggy tại công ty tư vấn Kearney, cho biết lợi thế của các công ty thương mại siêu tốc là nguồn kho bãi có sẵn và khả năng nuông chiều thói quen đặt hàng qua các tạp hóa lân cận của người dân Ấn Độ.

Với Swiggy, dù khách hàng chỉ đặt một quả xoài, ứng dụng này vẫn nhận đơn nhưng chi phí có thể cao gấp đôi so với việc chủ động đi mua. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn sẵn sàng trả tiền để tiết kiệm thời gian.

Kinh doanh truyền thống gặp khó

Sự tăng trưởng chóng mặt của lĩnh vực thương mại siêu tốc đồng nghĩa các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ chịu nhiều áp lực.

Những năm qua, công việc kinh doanh tạp hóa ở ngoại ô Mumbai của Prem Patel nở rộ. Ông thậm chí đã tân trang lại cửa hàng và lắp đặt máy điều hòa.

Tuy nhiên, Patel không còn cảm thấy vui vẻ khi doanh thu mỗi ngày giảm 50% xuống khoảng 25.000 rupee (300 USD).

Không ai mua sữa từ các trung tâm thương mại hay siêu thị cả. Trước kia, đó là sản phẩm chủ lực của chúng tôi. Nhưng các ứng dụng mua sắm siêu tốc đã thay đổi cuộc chơi

Prem Patel, chủ một cửa hàng tạp hóa tại Mumbai

4 hiệp hội bán lẻ tại 4 bang của Ấn Độ, đại diện cho 90.000/13 triệu tạp hóa kinh doanh trên cả nước, cho biết doanh số của người kinh doanh hàng tháng đã giảm 10-60% do sự phát triển mạnh của các ứng dụng thương mại siêu tốc.

Để đối mặt với khó khăn này, một số cửa hàng truyền thống đã phải cố gắng phổ cập công nghệ.

Hiren Gandhi, Chủ tịch một hiệp hội bán lẻ ở bang Gujarat, đã yêu cầu các thành viên tạo nhóm trên WhatsApp để nhận đơn đặt hàng và giao hàng nhanh chóng trong bán kính 6,4 km.

"Khoảng 500 cửa hàng đã áp dụng cách làm mới này và duy trì hoạt động kinh doanh", Gandhi nói.

Một tài liệu nội bộ của Swiggy cho thấy giá trị đơn hàng hàng năm đã tăng gấp 3 lần, từ 340 triệu USD vào tháng 12/2021 lên 1 tỷ USD vào tháng 9/2023. Song, lãnh đạo của Swiggy cho biết công ty này vẫn đang thua lỗ.

Đối thủ chính của Swiggy là Zomato, doanh nghiệp giao đồ ăn lớn nhất Ấn Độ. Zomato đã mua lại công ty thương mại siêu tốc Blinkit năm 2022.

Goldman Sachs cho biết Blinkit đem lại nhiều giá trị đối với Zomato hơn là một hãng giao đồ ăn. Giá trị đơn hàng của Blinkit được dự báo đạt 2,7 tỷ USD trong năm nay, cao hơn gần 60% so với con số dự báo năm ngoái.

Một nguồn tin của Reuters cũng tiết lộ Blinkit đã có quý hòa vốn lần đầu tiên, nhưng dự kiến ​​​​vẫn không có lợi nhuận trong vài quý tới.

Giới phân tích cảnh báo việc phụ thuộc vào các đô thị lớn để thu hút khách hàng hay chi mạnh cho các chương trình giảm giá và truyền thông có thể khiến các công ty theo đuổi lĩnh vực thương mại siêu tốc gặp rủi ro và thu hẹp tỷ suất lợi nhuận.

Tuy nhiên, Swiggy và Blinkit đã đối phó bằng cách đa dạng hóa nguồn hàng, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm tạp hóa mà tiếp cận tới các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Người Việt chưa dứt 'cơn nghiện' khuyến mãi khi đặt đồ ăn online

Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các chương trình khuyến mãi, giảm giá mỗi khi sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến.

Người Việt chi 1,4 tỷ USD gọi đồ ăn trên các ứng dụng

Bất chấp xu hướng chững lại, thậm chi đi lùi của một số thị trường, giá trị chi tiêu trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam vẫn tăng 30% lên 1,4 tỷ USD.

Chính phủ yêu cầu giải pháp để doanh nghiệp taxi chuyển đổi xe điện

Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải chuyển đổi xe năng lượng sạch.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm