Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngôi miếu linh có hàng trăm con rồng giữa sông Sài Gòn

Nằm giữa một nhánh sông Sài Gòn, Miếu Nổi từ lâu được biết đến là ngôi miếu linh thiêng. Kiến trúc kết hợp văn hóa Việt - Hoa, rất nhiều hình rồng tạo nên nét khác biệt của ngôi miếu có tuổi đời gần 3 thế kỷ.

Ngôi miếu nằm giữa dòng sông Vàm Thuật, một nhánh của sông Sài Gòn, thuộc P.5, Q.Gò Vấp (TP.HCM) như một ốc đảo nhỏ. Cách đây 300 năm, cồn đất có diện tích 2.500m2 này cây dại mọc um tùm giữa sông nước. Tương truyền, vào thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới  đã kéo phải xác chết của một người phụ nữ, sau đó đem chôn ở cù lao này. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn. Những ngư dân khác cũng theo nhau tới thắp hương, cầu phúc trước ngôi mộ với hi vọng bắt được nhiều tôm cá. Dần dà, những chủ ghe thuyền buôn bán qua đây cũng nán lại thắp hương, dâng lễ. Các bô lão trong vùng bèn tập hợp con cháu, góp công của xây dựng ngôi miếu.
Do địa hình khá đặc biệt, nằm giữa sông nên người dân gọi là Miếu Nổi. Để qua miếu thắp hương, dâng lễ phải đi đò.
Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ, sau những lần sửa sang của nhà buôn, ngôi miếu to rộng ra. Miếu còn có tên gọi khác do người Hoa đặt là miếu Phù Châu. Trước giải phóng, miếu là một điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn - Gia Định, nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền và phát động mọi người sửa sang, khôi phục lại miếu.
Chính điện của Phù Châu được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt.
Bên trong ngôi miếu thờ nhiều vị thần linh.
Từ trần, cột, bờ tường được gắn mảnh sành sứ tạo thành nhiều hình rồng, phượng, mây... sáng loáng.
Hai lớp mái của chính điện với màu xanh chủ đạo.
Một trong số những điện thờ khác của ngôi miếu.
Cuốn hút du khách nhất là hình ảnh hàng trăm con rồng với nhiều kích thước, tư thế, kiểu dáng khác nhau.
Trước cổng là đôi rồng cao hơn 3m, dài hàng chục mét uống lượn bên mé sông.
Đầu rồng hướng lên trời xanh được đắp nặn tinh xảo.
Trên mái và cột cổng vào là 2 đôi rồng làm bằng đá cẩm thạch uốn lượn theo thế song long đối đầu.
Đôi rồng trên mái cổng hướng đầu ra phía trước ngôi miếu.
Trong miếu có 8 cây cột đều đắp rồng uốn lượn. Các gian thờ bên trong, trái, phải đều có khắc rất nhiều đôi rồng theo thế long chầu rất sinh động, đẹp mắt.
Trên nóc mỗi tòa nhà của miếu đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư.
Trên các mái có gắn hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng.
Các nghệ nhân gắn mảnh sành sứ, trang trí cho một con rồng bên trái của miếu.
Ngôi miếu nhìn từ phía sau.
Bên phải ngôi miếu có cây cổ thụ tỏa bóng xuống sông rất nên thơ.
Bên trái ngôi miếu khi nước sông Vàm Thuật rút xuống.
Trong các ngóc ngách của ngôi miếu, rất nhiều bồ câu làm tổ và sinh sống.
Nhiều cây xanh kết hợp màu sắc rực rỡ của ngôi miếu tạo nên phong cảnh đa sắc màu. Những giai thoại ly kỳ về cù lao bỏ hoang đã khiến Miếu Nổi trở nên linh thiêng và tôn nghiêm.
Dù địa thế khó đi nhưng Miếu Nổi đón không ít lượt khách từ khắp nơi đến du lịch thưởng ngoạn, thắp hương cầu an. Trong ảnh: Chim, cá, rùa phóng sinh được bán ngay tại miếu để phục vụ du khách.
Các loại sách, tranh cũng được bày bán.

Ngôi miếu như một ốc đảo nhỏ nằm giữa vùng sông nước mênh mông của Sài Gòn.

Lê Quân

Bạn có thể quan tâm