Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ngôi chùa mang tên 'Bà' độc đáo ở Hà Nội

Chùa Bà Đá, Bà Ngô, Bà Đanh, Bà Nành... mỗi chùa có một tích riêng và ít nhiều gắn với những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử, nhiều ngôi chùa còn mang đậm tính tâm linh.

Những ngôi chùa mang tên 'Bà' độc đáo ở Hà Nội

Chùa Bà Đá, Bà Ngô, Bà Đanh, Bà Nành... mỗi chùa có một tích riêng và ít nhiều gắn với những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử, nhiều ngôi chùa còn mang đậm tính tâm linh.

 

 Chùa Bà Ngô nằm ở số 128, phố Nguyễn Khuyến, tên chữ là "Ngọc Hồ tự". Tương truyền đây là nơi vua Lê Thánh Tông gặp tiên và cùng tiên ngâm vịnh.

 

 Cũng theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo thì chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông (khoảng năm 1127 - 1128). Năm Kiến Gia thứ 8 (1281), Lý Huệ Tông đã cho dựng trên gò ngôi chùa Ngọc Hồ (bầu bằng ngọc, đẹp và quý như ngọc).

 

 Chùa Bà Nành ở số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến. Tương truyền nơi đây vốn là nhà của một Bà bán bánh, bán chè đậu nành...

 

 ... khi về già, Bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp xây ngay trên đất nhà mình một ngôi chùa và xuất gia tu hành. Sau khi Bà mất, dân làng đắp tượng Bà và đặt trên tấm đá mà Bà vẫn dùng làm Bàn bán hàng. Nay tượng và Bàn đá đó vẫn còn, tên chữ của chùa là “Tiên Phúc tự”.

 

 Chùa Bà Ðá, ở số 3, phố Nhà Thờ. Lịch sử chùa gắn với vua Lê Thánh Tông. Tương truyền ở làng Báo Thiên (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá, bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được tượng...

 

 ... về sau, dân làng thấy linh thiêng, góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì, tên chữ là “Linh Quang tự”.

 

 Chùa Bà Móc, ở số 27 phố Nguyễn Thiệp đến nay không còn dấu vết, phía ngoài con phố có chiếc cổng tồn tại rêu phong đã lâu...

 

... hiện tại chùa cũng không c̣òn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa. Tuy nhiên tấm bia cũng nằm gọn trong một nhà dân trên phố Nguyễn Thiệp.

 

 Chùa Bà Ðanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Theo Tây Hồ chí thì vua Lê Thánh Tông cho xây một thiền viện (vừa là chùa, vừa là nơi nghiên cứu) bên bờ nam hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Châu Lâm...

 

 ... về sau, do người Chăm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ: “Vắng như chùa Bà Ðanh”. Sau đó, đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu, nay là số nhà 199B phố Thụy Khuê, gọi chung là chùa Phúc Lâm. Hiện nay, trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ “Châu Lâm tự hiệu là Bà Ðanh tự”.

 Thái An

Theo Infonet

 Thái An

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm