Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Ngoại trưởng Trung Quốc trong giai đoạn sóng gió của Bắc Kinh

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trải qua một năm bận rộn, dường như đang là bộ mặt của Bắc Kinh trong các chuyến công du đến hơn 30 nước.

ngoai truong trung quoc anh 1

Theo những nguyên tắc nội bộ ở Trung Quốc, ông Vương Nghị sẽ về hưu sau Đại hội XX của đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay nếu không có ngoại lệ.

Tuy nhiên, không giống những quan chức sắp về hưu, ông Vương đang có lịch trình bận rộn trong năm nay, khi có những chuyến thăm tới hơn 30 quốc gia, từ những quốc đảo Thái Bình Dương, Trung Á, đến dành phần lớn thời gian ở châu Phi.

Trong hơn hai năm qua, ông Vương Nghị dường như trở thành bộ mặt của Trung Quốc trên trường quốc tế, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có chuyến công du nước ngoài kể từ khi đại dịch bùng phát.

Ngoại trưởng Vương đã thể hiện thông điệp và tầm nhìn của ông Tập trong những chuyến thăm như một cách khẳng định vị thế của Trung Quốc trong bức tranh chính trị toàn cầu.

Phong cách cứng rắn

Ông Vương Nghị chỉ đến Mỹ một lần trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, với cuộc đàm phán căng thẳng với các nhà ngoại giao Mỹ vào đầu năm 2021.

Lúc đó, ông đã chỉ trích người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan khi đã áp đặt trừng phạt với các quan chức Trung Quốc chỉ 24 giờ trước cuộc gặp. “Đó không nên là cách một nước chào đón khách”, ông nói.

ngoai truong trung quoc anh 2

Ông Vương Nghị (trái) gặp ông Antony Blinken bên lề hội nghị ngoại trưởng G20 ở Bali, Indonesia hồi tháng 7. Ảnh: AFP.

Cũng trong cuộc gặp với hồi tháng 7 với ông Blinken, ông Vương Nghị đã nêu ra “hành vi sai trái cần thay đổi” của Washington, trong đó có việc Mỹ phải chấn chỉnh “tâm lý bài Trung Quốc nghiêm trọng”. Tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng quan hệ hai nước sẽ đi vào "ngõ cụt" nếu các yêu cầu của ông Vương bị phớt lờ.

Theo một cách nhìn nhận, ông Vương đang thiết lập một cuộc “so găng” tại châu Á, mà Washington lẫn Bắc Kinh đều coi bên còn lại là đối thủ nặng ký.

Dấu ấn từ "cáo bạc" Trung Quốc

Ông Vương Nghị được truyền thông Trung Quốc đặt biệt danh "cáo bạc" nhờ vẻ ngoài điển trai. Ông là chuyên gia về Nhật Bản, từng là Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo thập niên 2000.

Dù ông thường xuyên thể hiện thái độ cứng rắn với Nhật, các nguồn tin cho thấy Vương Nghị luôn sẵn sàng "mềm nắn rắn buông" với Nhật Bản. Ông Vương thông thạo tiếng Nhật và từng chơi golf với các doanh nhân Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, ông ấy là “quý ông, không phải chiến binh”, theo Yun Sun, Giám đốc chương trình châu Á tại Viện Stimson (Mỹ). “Sau đó ông ấy trở thành ngoại trưởng, và ông ấy đã hoàn toàn thay đổi”.

Ông Vương Nghị không lạ lẫm với "ngoại giao chiến lang" - thuật ngữ miêu tả việc các nhà ngoại giao Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ khi nước ngoài chỉ trích Bắc Kinh. Nhưng có một thực tế là nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc thăng tiến tới chức vụ cao nhất trong thời kỳ mà Bắc Kinh theo đuổi chính sách đối ngoại tương đối ôn hòa.

Trong nội bộ Trung Quốc, ông Tập từng kêu gọi các nhà ngoại giao nước này cần có “tinh thần chiến đấu mới” trong giai đoạn các cuộc biểu tình tại Hong Kong xảy ra vào năm 2019. Chính ông Vương là người lan tỏa "tinh thần chiến đấu" đó khi nhắc đến điều này trong kỷ niệm 70 năm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi năm 2019.

Trong mối quan hệ Nga - Trung, ông Vương từng hoài nghi về khả năng liên kết, theo hai nhà ngoại giao giấu tên. Nhưng sau đó, ông trở thành một người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ hai nước.

ngoai truong trung quoc anh 3

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) bắt tay với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại hội nghị ở Campuchia ngày 5/8. Ảnh: Reuters.

Ngoài những tuyên bố về "tình bạn không giới hạn" của hai nước, tại một hội nghị gần đây diễn ra ở Campuchia, quan hệ gắn kết giữa Bắc Kinh và Moscow còn được thể hiện khi Ngoại trưởng Vương Nghị cùng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bước ra khỏi phòng họp khi ngoại trưởng Nhật Bản phát biểu.

Trong thời gian đầu nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã tung một loạt kế hoạch mở rộng ảnh hưởng địa chính trị thông qua đầu tư và tập trung vào châu Phi. Kể từ đó, hàng năm, ông Vương Nghị đều đến thăm một vài nước châu Phi, nơi ngoại trưởng những nước này có thái độ mềm mỏng hơn với Trung Quốc.

Hồi tháng 3, ông đã đến Zambia, quốc gia đang chìm trong nợ nần. Đến tháng 7, Trung Quốc đã đồng ý cho Zambia vay 6 tỷ USD để tái cấu trúc lại các khoản nợ.

Ngoài châu Phi, ưu tiên của ông Vương là tăng cường ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.

Gần đây, ông đã có một loạt chuyến thăm đến các quốc gia ở Thái Bình Dương, bao gồm Fiji và Solomon. Tại Solomon, Bắc Kinh đã ký thỏa thuận an ninh với quốc đảo này, cho phép Trung Quốc xây cảng thương mại, song không khiến giới quan sát hoài nghi Trung Quốc có thể tận dụng cảng này cho mục đích quân sự.

Tuy vậy, cũng có một số quốc gia từ chối ký “Tầm nhìn Phát triển Chung” - tài liệu giúp Trung Quốc triển khai các dự án an ninh mạng và giám sát biển. Các quốc gia này viện dẫn lo ngại rằng ký kết thỏa thuận này sẽ làm tăng thêm cạnh tranh Mỹ - Trung trong khu vực.

Thời điểm nhạy cảm

Với những biến động trên eo biển Đài Loan sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào việc ai là người đứng đầu cơ quan ngoại giao Trung Quốc sau đại hội đảng tại nước này được tổ chức vào mùa thu.

Theo nguyên tắc tại Trung Quốc, những cán bộ từ 68 tuổi trở lên sẽ về hưu trừ trường hợp ngoại lệ.

Ông Dương Khiết Trì, năm nay 72 tuổi, sẽ rời Bộ chính trị cũng như chức Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại sự Trung ương Trung Quốc. Trong khi đó, trường hợp của ông Vương Nghị vẫn có khả năng xảy ra ngoại lệ.

ngoai truong trung quoc anh 4

Ông Vương Nghị (giữa) khi tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên vào năm 2004 khi còn làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ảnh: Goh Chai Hin.

“Nếu cả ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị về hưu, điều này sẽ để lại khoảng trống trong cơ quan ngoại giao Trung Quốc, và có thể tác động tới tính tiếp nối trong chính sách đối ngoại của nước này”, Gal Luft, Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Toàn cầu (Mỹ), cho biết.

Căng thẳng Mỹ - Trung sau chuyến thăm của bà Pelosi cùng hoạt động tập trận của Trung Quốc có thể khiến ông Vương chưa thể nghỉ hưu vào thời điểm nhạy cảm này, theo ông Luft.

“Với việc Trung Quốc cắt đứt kênh liên lạc lĩnh vực quân sự và môi trường với Mỹ, kênh ngoại giao đang là đầu mối khả dĩ nhất để duy trì quan hệ hai nước, và ông Vương có đủ kinh nghiệm xử lý vấn đề này, đặc biệt nếu diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden vào tháng 11”, ông Luft nói.

Đại sứ Mỹ mô tả cuộc gặp căng thẳng về chuyến thăm của bà Pelosi

Đại sứ Nicholas Burns cho rằng Trung Quốc đã phản ứng thái quá trước chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ viện Mỹ và chính Bắc Kinh tạo ra khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Trung.

Bắc Kinh chuẩn bị thế hệ ngoại giao cứng rắn mới

Nếu không có ngoại lệ, hai quan chức đứng đầu ngành ngoại giao là Dương Khiết Trì và Vương Nghị sẽ về hưu sau Đại hội XX của đảng Cộng sản Trung Quốc, để lại khoảng trống lớn.

Trần Hoàng

Theo New York Times, SCMP

Bạn có thể quan tâm