Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Singapore: ASEAN sẽ lên án bạo lực ở Myanmar

Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan thông báo các nước ASEAN sẽ gửi thông điệp thẳng thắn đến chính phủ quân sự Myanmar, thể hiện bất bình trước tình hình bạo lực.

Ngoại trưởng các nước ASEAN dự kiến mở cuộc họp trực tuyến không chính thức với đại diện chính phủ quân sự Myanmar trong ngày 2/3, theo Reuters.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan thông báo các nước ASEAN sẽ trao đổi thẳng thắn với chính phủ quân sự Myanmar rằng cộng đồng khu vực cảm thấy rất "bàng hoàng" trước tình hình bạo lực ở nước này.

Theo ông Vivian Balakrishnan, một giải pháp cần có sự tham gia của bà Aung San Suu Kyi - nhà lãnh đạo Myanmar bị tước quyền trong cuộc chính biến ngày 1/2 - và phe quân đội nước này.

Trước đó, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan ngày 1/3 đã kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt sử dụng vũ lực mang tính sát thương đối với dân thường. Singapore cũng đề nghị chính quyền quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các chính trị gia.

ASEAN se len an bao luc o Myanmar anh 1

Quân đội Myanmar được triển khai tại Yangon, thành phố lớn nhất cả nước, để trấn áp người biểu tình vào ngày 28/2. Ảnh: Reuters.

Sức ép quốc tế gia tăng sau khi lực lượng an ninh Myanmar mạnh tay trấn áp người biểu tình trên cả nước bằng vũ lực vào tuần qua.

Theo Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, các vụ đụng độ ngày 28/2 đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Một số kênh truyền thông Myanmar cho biết cảnh sát sử dụng đạn thật.

Trong khi đó, đài MRTV của quân đội ngày 1/3 thông báo hơn 1.300 người đã bị bắt giữ và ít nhất 11 người thiệt mạng. MRTV khẳng định lực lượng an ninh được chỉ thị không sử dụng đạn thật chống lại người biểu tình.

Bà Aung San Suu Kyi suốt 1 tháng qua không xuất hiện trước công chúng, kể từ thời điểm bị quân đội tước quyền vào ngày 1/2. Bà xuất hiện qua video call trong phiên tòa ngày 1/3, theo luật sư. Theo AFP, quân đội cho giam lỏng nhà lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tại nhà riêng ở thủ đô Naypyidaw.

Luật sư Kin Maung Zaw cho biết cựu lãnh đạo Myanmar đang đối diện 4 cáo buộc từ cơ quan chức năng, gồm: vi phạm luật xuất nhập khẩu khi tàng trữ bộ đàm không giấy phép; vi phạm quy định chống dịch Covid-19 khi tổ chức vận động tranh cử vào năm 2020; vi phạm luật truyền thông; và âm mưu kích động quần chúng làm loạn.

Dân Myanmar tiếp tục biểu tình sau ngày trấn áp khiến 18 người chết

Người dân Myanmar ngày 1/3 tiếp tục xuống đường để phản đối vụ chính biến, bất chấp việc 18 người thiệt mạng khi lực lượng an ninh trấn áp biểu tình vào ngày 28/2.

Ngoại trưởng ASEAN sẽ họp về tình hình Myanmar

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết ông và những người đồng cấp trong ASEAN sẽ có cuộc họp đặc biệt vào ngày 2/3 để thảo luận về diễn biến ở Myanmar.

'Rời Myanmar, các nhà đầu tư sẽ đến Việt Nam và Campuchia'

"Khi các nước mở cửa biên giới trở lại sau dịch Covid-19, hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ lao tới Việt Nam", đại diện hãng Vulpes Investment Management khẳng định.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm