"Cuộc họp đặc biệt giữa các ngoại trưởng quốc gia thành viên ASEAN sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày mai (2/3). Chúng tôi sẽ lắng nghe trình bày từ đại diện của chính quyền quân sự Myanmar", Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan nói tại Quốc hội Singapore vào ngày 1/3, theo Reuters.
Ngoại trưởng Singapore cũng kêu gọi quân đội Myanmar từ bỏ việc sử dụng vũ lực khi trấn áp biểu tình dẫn đến chết người, và "lập tức thực hiện các bước để giảm leo thang căng thẳng, ngăn chặn đổ máu, bạo lực và thiệt hại nhân mạng tiếp tục xảy ra".
Ngày 1/3, những người biểu tình ở Myanmar tiếp tục xuống đường tuần hành, bất chấp chiến dịch trấn áp của lực lượng an ninh khiến ít nhất 18 người thiệt mạng một ngày trước đó.
|
Người biểu tình che chắn trong khi đụng độ với cảnh sát ở Yangon vào ngày 1/3. Ảnh: Reuters. |
Ông Balakrishnan cũng kêu gọi các bên ở Myanmar tham gia đối thoại để tìm giải pháp chính trị lâu dài, bao gồm cách thức đưa đất nước trở lại con đường chuyển sang dân chủ.
"Chúng tôi tin rằng việc này chỉ có thể bắt đầu nếu cựu Tổng thống Win Myint, nguyên Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Aung San Suu Kyi, và những nhân vật chính trị khác đang bị giam giữ phải được trả tự do ngay lập tức", ông Balakrishnan nói trước quốc hội.
Tòa án ở Myanmar đã tung thêm hai cáo buộc chống lại bà Suu Kyi, theo một luật sư đại diện cho bà.
Trong một động thái riêng rẽ, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 1/3 nói ASEAN cần thể hiện vai trò tích cực hơn trong việc đưa tình hình Myanmar trở lại bình thường, sau nhiều tuần biểu tình liên tiếp.
"Toàn bộ các bên phải kiềm chế hết mức trước việc sử dụng vũ lực", ông Hishammuddin cho biết trong tuyên bố. Ông nói Kuala Lumpur ủng hộ việc tổ chức cuộc họp đặc biệt vào ngày 2/3.
Tuần trước, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã gặp ngoại trưởng do quân đội Myanmar bổ nhiệm, Wunna Maung Lwin, và người đồng cấp Thái Lan, Don Pramudwinai, trong cuộc hội đàm tại Bangkok.
Những nỗ lực ban đầu do Indonesia dẫn dắt để giải quyết cuộc khủng hoảng làm dấy lên nghi ngờ trong giới hoạt động dân chủ Myanmar.
Họ lo ngại rằng việc giao thiệp với chính quyền quân sự Myanmar sẽ mang lại tính danh cho nhóm này, cũng như cho nỗ lực hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử mà bà Suu Kyi đã giành chiến thắng hồi tháng 11/2020.
Aung San Suu Kyi lần đầu xuất hiện sau chính biến Myanmar
Video cho thấy cựu lãnh đạo dân cử của Myanmar Aung San Suu Kyi xuất hiện trong một phiên tòa được tổ chức sau vụ binh biến hôm 1/2. Bà trông có vẻ khỏe mạnh.
Chính quyền quân sự Myanmar trấn áp người biểu tình
Báo Guardian mô tả Yangon "như chiến trường" trong ngày biểu tình 28/2. Lực lượng an ninh mở rộng trấn áp trên cả nước, khiến ít nhất 18 người chết và khoảng 30 người bị thương.
Báo động bệnh lạ giết chết hơn 50 người tại CHDC Congo
Theo thông tin từ các bác sĩ tại hiện trường và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/2, một căn bệnh chưa xác định đã khiến hơn 50 người thiệt mạng tại khu vực Tây Bắc CHDC Congo.