Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Mỹ ngoại giao con thoi để giải quyết khủng hoảng Qatar

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang có một loạt chuyến đi ngoại giao con thoi nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Trung Đông giữa Qatar và các nước láng giềng.

Theo New York Times, Ngoại trưởng Tillerson đang có một loạt chuyến đi con thoi nhằm thúc giục các nước Arab giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài một tháng qua. Tuy nhiên, cơ hội chấm dứt khủng hoảng rất ít ỏi trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước và Qatar chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ngày 12/7, Ngoại trưởng Rex Tillerson sẽ gửi văn bản thỏa thuận đạt được với Qatar về chống khủng bố tới lãnh đạo của Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain.

Tuy nhiên, Saudi Arabia và láng giềng đánh giá thỏa thuận giữa Mỹ và Qatar "chưa đầy đủ". Trong một thông báo hôm 11/7, các nước này cho rằng những cam kết từ phía Doha "không đáng tin".

ngoai giao con thoi trong khung hoang Qatar anh 1
Ngoại trưởng Mỹ tới Doha hôm 11/7. Ảnh: AP.

Trong suốt khoảng thời gian đầu của cuộc khủng hoảng, Ngoại trưởng Tillerson chỉ điện đàm và thúc giục các bên ngồi vào bàn đàm phán. Ông từng kêu gọi các nước láng giềng ngưng cô lập Qatar với lý do nhân đạo. Ít giờ sau, Tổng thống Donald Trump đưa ra quan điểm trái ngược khi cáo buộc Doha "tài trợ khủng bố ở mức độ cao".

Bộ Ngoại giao Mỹ từng đặt câu hỏi liệu các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì lý do khủng bố hay một động cơ khác. Ông Tillerson khi đó khẳng định muốn để các nước tự giải quyết bất đồng.

Ông nhanh chóng nhận ra Mỹ không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng. Vùng Vịnh vốn là nơi ảnh hưởng quan trọng tới chính sách của Mỹ. Đây là nơi Washington triển khai cuộc chiến chống khủng bố với số lượng lớn binh lính đang đóng quân.

Tuần trước, sau khi bộ Ngoại giao cảnh báo cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh có thể kéo dài, ngoại trưởng Mỹ thông báo sẽ công du tới khu vực này nhằm đàm phán với các bên. Người phát ngôn của ông cho biết ông đang giữ khoảng cách và không đóng vai trò là nhà hòa giải trung gian.

Trước khi đến Qatar, ông Tillerson tham dự Hội nghị Dầu khí Thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ và nhận giải thưởng thành tựu trọn đời cho những đóng góp của ông với vai trò là người đứng đầu tập đoàn Exxon Mobil.

Cuộc khủng hoảng tại Vùng Vịnh đã diễn ra hơn một tháng sau khi một số nước do Saudi Arabia dẫn đầu tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc Doha tài trợ cho khủng bố. Qatar phủ nhận mọi cáo buộc trong bối cảnh bị láng giềng đóng cửa không phận, chặn mọi liên lạc trên bộ, trên biển.

3 thách thức với Qatar sau khi bị cắt đứt quan hệ ngoại giao Là quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới nhờ sản xuất dầu mỏ và khí đốt, nền kinh tế Qatar vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn sau khi bị các nước vùng Arab cô lập.

340 tỷ USD, Qatar tuyên bố đủ sức vượt qua khủng hoảng

Thống đốc ngân hàng trung ương Qatar cho biết với dự trữ 340 tỷ USD, quốc gia Vùng Vịnh có thể tự tin vượt qua cú sốc do bị láng giềng cô lập.

Thời hạn cận kề, Qatar sẵn sàng kéo dài khủng hoảng Vùng Vịnh

Qatar vừa công bố kế hoạch tăng cường sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), động thái cho thấy quốc gia này sẵn sàng kéo dài cuộc khủng hoảng với các nước Arab.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm