Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Ấn Độ rời phòng họp trước khi Đại sứ Trung Quốc phát biểu

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 15/12 rời khỏi phòng họp trước khi Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun phát biểu.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun. Ảnh: AP.

Đại diện Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên xa cách hôm 15/12 sau hai ngày thảo luận về chủ nghĩa đa phương và chống khủng bố tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ).

Khi Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar kêu gọi một “cuộc đối thoại trung thực” để thể hiện “trật tự toàn cầu phản ánh đúng nhất thực tế đương đại” hôm 14/12, Anh, Pháp và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã cam kết ủng hộ nỗ lực của New Delhi để có được một ghế thường trực tại hội đồng, South China Morning Post đưa tin.

Tuy nhiên, Zhang Jun, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, thay vào đó lại thúc giục “các thỏa thuận đặc biệt để đáp ứng mối quan tâm của châu Phi và tăng cường tính đại diện của châu lục này”. Ông Zhang đồng thời tránh đề cập về sự ứng cử của Ấn Độ.

Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an không ủng hộ nỗ lực giành một chiếc ghế thường trực của Ấn Độ. New Delhi hiện giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 12.

Sau đó, ông Jaishankar hôm 15/12 cho biết các nền tảng đa phương đang bị “lạm dụng để biện minh và bảo vệ thủ phạm”.

Ngoại trưởng Ấn Độ tin rằng Trung Quốc đang ngăn chặn nỗ lực của đất nước ông trong việc liệt kê một số công dân Pakistan là những kẻ khủng bố mà New Delhi xác định là có liên quan đến các vụ tấn công năm 2008 ở Mumbai.

Trong cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chống khủng bố hôm 15/12, ông Jaishankar đã chỉ trích “một số thành viên” của hội đồng vì đã trì hoãn “các đề xuất dựa trên bằng chứng mà không đưa ra lý do thỏa đáng”.

Ông Zhang phản bác lại bằng cách yêu cầu “tất cả bên từ bỏ các tính toán địa chính trị” trong việc giải quyết khủng bố, đề cập đến phong trào Đông Turkestan như một nhóm khủng bố đáng lo ngại hàng đầu.

Đặc biệt, Ngoại trưởng Jaishankar hôm 15/12 rời khỏi phòng họp trước khi ông Zhang phát biểu. Ông Jaishankar chỉ quay lại sau khi đại sứ Trung Quốc phát biểu xong.

Ông Zhang cho biết Trung Quốc thấy "rất đáng tiếc" rằng "một số quốc gia đang chính trị hóa các vấn đề chống khủng bố, theo đuổi một tiêu chuẩn kép hoặc cách tiếp cận có chọn lọc" mà cuối cùng sẽ "làm suy yếu sự hợp tác chống khủng bố toàn cầu".

Trước đó, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đụng độ hôm 9/12 tại biên giới, dẫn đến thương tích cho cả hai bên.

"Cả hai bên ngay lập tức rút quân khỏi khu vực", quân đội Ấn Độ cho biết, đồng thời nói thêm rằng các chỉ huy của hai bên đã tổ chức một cuộc họp ngay sau đó để giải quyết vụ việc.

Liên quan đến sự việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 13/12 cho biết tình hình ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc “nhìn chung ổn định”.

Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn những tranh chấp về biên giới. Đường kiểm soát thực tế (LAC) chỉ là đường giới tuyến không chính thức, được thiết lập sau cuộc xung đột Trung - Ấn năm 1962.

Sự bùng nổ của Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách được kết cấu thành 2 phần, bắt đầu với việc phác thảo bối cảnh lịch sử diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này.

Bắc Kinh lên tiếng sau cuộc đụng độ ở biên giới Ấn - Trung

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 13/12 cho biết tình hình ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc “nhìn chung ổn định”.

Times of India: Quân đội Ấn - Trung đụng độ tại biên giới

Truyền thông Ấn Độ cho biết binh sĩ nước này đã đụng độ với binh sĩ Trung Quốc tại đường kiểm soát thực tế (LAC) ở bang Arunachal Pradesh và hai bên đều có người bị thương.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm